Rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá cầu toàn
Trước khi nói về sự cầu toàn và RLAACC, chúng ta cần hiểu rõ sự cầu toàn là gì. Sự cầu toàn ở một mức độ nào đó là điều cần thiết có ở mỗi người trong xã hội, nhưng nếu ở mức độ nặng hơn, nó lại không có lợi cho cuộc sống của chúng ta.
2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá cầu toàn
3. Bí kíp đối phó với RLAACC cầu toàn
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Trước khi nói về sự cầu toàn và RLAACC, chúng ta cần hiểu rõ sự cầu toàn là gì. Sự cầu toàn ở một mức độ nào đó là điều cần thiết có ở mỗi người trong xã hội, nhưng nếu ở mức độ nặng hơn, nó lại không có lợi cho cuộc sống của chúng ta. Có hai dạng cầu toàn chính:
Cầu toàn thích nghi/ cầu toàn có lợi:Dạng cầu toàn này được biểu hiện bằng việc đặt ra những tiêu chí cao cho bản thân cũng như đối với những người khác, điều này xảy ra ngay cả trong những tình huống bất lợi. Sự cầu toàn có lợi này thường đi cùng với những hành vi có chủ đích và kĩ năng tổ chức tốt.
Sự cầu toàn kém thích nghi/ Sự cầu toàn không có lợi:Dạng cầu toàn này có đặc điểm là họ bận tâm quá nhiều về những lỗi lầm trong quá khứ, sợ hãi sẽ mắc một lỗi mới, nghi hoặc về những việc họ đang làm có đúng không và liệu họ có đang làm người khác (ba mẹ hoặc sếp) đặt hi vọng nhiều vào họ không. Một mối bận tâm quá mức có kiểm soát cũng là một đặc điểm nổi bật của dạng cầu toàn này.
Thông thường, sự cầu toàn có lợi có xu hướng đi kèm với sức khỏe tâm thần tốt và thành tích tốt ở cả trường học và nơi làm việc. Sự cầu toàn không có lợi có liên quan với sự đau buồn, hạ thấp lòng tự trọng và những triệu chứng của bệnh tâm thần.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế quá cầu toàn
Dạng cầu toàn không có lợivà nócó mối liên hệ mạnh mẽ với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Mối liên hệ ấy sẽ mạnh hơn nữa nếu bạn có nhu cầu lớn về những thứ mà bạn phải làm thật đúng hoặc bắt buộc nó phải được làm đúng. Trong những trường hợp này, nếu những ám ảnh đó được thực hiện một cách hoàn hảo, một kết quả đáng sợ (ví dụ như cái chết của người bạn yêu thương) sẽ không xảy ra.Điều này khiến người bệnh thường xuyên phải kiểm tra để chắc chắn rằng mình đã làm tốt. Cụ thể, nếu bạn không hoàn toàn chắc chắn rằng bạn đã khóa cửa chưa hay bạn đã tắt bếp chưa, bạn có thể sẽ quay lại để kiểm tra những đồ dùng đó rất nhiều lần. Gắn chặt với những điều này là nỗi sợ quá mức về việc nghĩ mình sẽ phạm một sai lầm khủng khiếp như là để cửa mở cả ngày hoặc sẽ đốt cháy căn nhà bằng cái bếp lò chưa tắt đó. Trớ trêu thay, việc kiểm tra đi kiểm tra lại đó lại tiếp tục củng cố cho suy nghĩ rằng bạn không hoàn hảo hoặc có thể là bạn đã mất trí rồi. Điều này có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn, đánh mất sự tự tin và làm bạn phải kiểm tra mọi việc nhiều hơn nữa.
Cuối cùng, dạng RLAACC quá cầu toàn có thể duy trì những ám ảnh của bạn. Ví dụ, như nhiều người mắc RLAACC khác, bạn sẽ nghĩ rằng bạn có sự kiểm soát hoàn toàn suy nghĩ của mình. Vì vậy khi có một ý nghĩ kì lạ hay đau buồn nảy ra trong đầu bạn, bạn sẽ tự cho những ý nghĩ này là nguy hiểm vì những điều đó đã nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Điều này làm bạn theo dõi các dòng suy nghĩ của mình sát sao hơn và chính điều đó tiếp tục tạo ra những ám ảnh cho bản thân bạn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Bí kíp đối phó với RLAACC cầu toàn
Bạn có thể làm gì để đối phó với RLAACC quá cầu toàn? Bước đầu tiên là nhận ra RLAACC cũng như xu hướng cầu toàn đang tồn tại trong bạn. Trò chuyện với một chuyên gia là một cách rất hay để hiểu rõ hơn về tình trạng của bạn, họ sẽ cho bạn những lời khuyên cần thiết để giúp tình trạng đó giảm ảnh hưởng đến đời sống của bạn. Dưới đây là một vài điều có thể giúp bạn đối phó dễ dàng với bệnh:
Liệu phápnhận thức – hành vi:Liệu pháp này sẽ giúp người bệnhsắp xếp lại nhận thức và thử nghiệm hành vi có thể có ích trong việc học đánh giá khách quan các khả năng và/hoặc những hậu quả của việc phạm một lỗi nghiêm trọng hoặc thậm chí là những lỗi nhỏ. Liệu pháp nhận thức cũng sẽ là một công cụ hữu ích cho việc phân tích những niềm tin tồn tại ở người bệnh về chính bản thân họ hoặc với những người khác.
Luyện tập từ bỏ sự kiểm soát:Là một phần của liệu pháp nhận thức – hành vi và/hoặc liệu pháp bộc lộ và ngăn chặn phản ứng, bạn có thể sẽ được tham gia vào những bài tập được thiết kế để xây dựng khả năng chịu đựng sự mất kiểm soát. Điều này có thể sẽ ngăn bạn đi kiểm tra hoặc điều chỉnh các thứ cho đến khi nó trở nên thật đúng trong mắt bạn. Mặc dù ban đầu có thể rất đau khổ, nhưng dần dần bạn sẽ lấy lại sự tự tin về khả năng chịu đựng sự mất kiểm soát.
Các bài tập thiền:Học cáchchấp nhận việc chúng ta không thể kiểm soát được mọi việc sẽ làm giảm các nỗi buồn. Các bài tập thiền có thể giúp bạn nâng cao được nhận thức khách quan về những suy nghĩ và cảm xúc của bạn ngày qua ngày.
Liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt lịch khám với bác sĩ. Các bác sĩ của Hello Doctor với hiều năm kinh nghiệm sẽ giúp được cho bạn trong việc điều trị bệnh một cách toàn diện.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi