Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư - Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư - Nguyên nhân và cách điều trị

Mất ngủ có thể làm nặng thêm các biến chứng của ung thư và ảnh hưởng đến khả năng chống chọi với ung thư nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều trị chứng mất ngủ ở bệnh nhân ung thư trong bài viết sau.

1. Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

3. Đánh giá tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

4. Vì sao cần quan tâm đến vấn đề mất ngủ ở bệnh nhân ung thư?

5. Điều trị mất ngủ bằng các phương pháp thay thế

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

1. Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

Giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp phục hồi cơ thể về mọi mặt, đặc biệt trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Mất ngủ là một bệnh rối loạn giấc ngủ đặc trưng bởi việc khó vào giấc hoặc dễ thức giấc nửa chừng. Mất ngủ có thể làm nặng thêm các biến chứng của ung thư như: đau đớn, suy nhược, trầm cảm hoặc lo lắng. 

Mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng chống chọi ung thư hoặc gây cảm giác cô đơn cách biệt.

>> Để hiểu rõ hơn về bệnh mất ngủ: tác hại, cách phòng và điều trị, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.

Bệnh nhân ung thư bị mất ngủ có thể có một hoặc nhiều trong các triệu chứng sau

  • Khó vào giấc và dễ bị đánh thức trong giấc ngủ
  • Thức dậy nhiều lần trong đêm
  • Khó ngủ lại khi đã thức giấc
  • Không cảm thấy thoải mái vào hôm sau và cảm thấy mệt mỏi trong suốt cả ngày
  • Cảm giác bồn chồn và lo lắng không yên khi đến giờ ngủ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Nguyên nhân gây ra mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Bệnh viên tâm thần Tp. HCM: bệnh nhân ung thư dễ bị mất ngủ hơn người khác gấp 2 lần. Một bài báo trên tạp chí Cancer Medicine đã ước tính có đến 75% bệnh nhân ung thư đang mắc và đã khỏi bệnh gặp phải các rối loạn giấc ngủ.

Mất ngủ ở bệnh nhân ung thư thường đi kèm với trầm cảm hoặc rối loạn lo âu. Rối loạn giấc ngủ cũng có thể liên quan với hormone cortisol và melatonin. Khi các lượng hormone này bất thường, chúng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và cơ thể khó chống chọi với ung thư.

Có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư mắc phải các rối loạn giấc ngủ

  • Thay đổi về hình dáng gây nên do ung thư hoặc phẫu thuật.
  • Tác dụng phụ của thuốc và các phương pháp điều trị.
  • Sống trong bệnh viện.
  • Stress vì mắc bệnh ung thư
  • Các vấn đề sức khỏe khác không liên quan đến ung thư.
  • Tuổi của bệnh nhân.

Các bệnh nhân có khối u có thể gặp các vấn đề sau khiến họ khó ngủ

  • Sức nặng từ khối u lên những vùng lân cận trên cơ thể
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa (buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, không kiểm soát được nhu động ruột)
  • Các vấn đề về đường tiết niệu (tiểu gắt, không kiểm soát được dòng nước tiểu)
  • Đau
  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở
  • Ngứa
  • Mệt mỏi

Các phương pháp và thuốc điều trị ung thư thường dùng có thể ảnh hưởng đến chu kì giấc ngủ bình thường. Giấc ngủ của bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng bởi:

  • Trị liệu hormone
  • Corticosteroids
  • Thuốc an thần
  • Thuốc kháng trầm cảm
  • Thuốc chống co giật

Sử dụng lâu dài một số thuốc có thể gây mất ngủ. Tuy nhiên, việc dùng hay giảm liều một số thuốc cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Các tác dụng phụ của thuốc và phương pháp điều trị có thể là:

  • Đau đớn
  • Lo âu
  • Đổ mồ hôi trộm hoặc nóng bừng
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn tiết niệu
  • Khó thở

Ngoài ra, việc sống nhiều ngày trong bệnh viện cũng khiến bệnh nhân khó ngủ vì các nguyên nhân như:

  • Môi trường của bệnh viện - điều kiện nghỉ ngơi như nệm, gối, nhiệt độ phòng không thoải mái cho bệnh nhân; nhiều tiếng ồn; phải ở cùng phòng với người lạ.
  • Hoạt động của nhân viên bệnh viện - bác sĩ đi khám bệnh hoặc điều dưỡng phát thuốc, tiêm thuốc.

Sự căng thẳng, lo lắng và buồn rầu là những phản ứng thường thấy khi bệnh nhân biết được mình mắc bệnh ung thư, cũng như trong khi điều trị hoặc khi sống trong bệnh viện. Đây cũng là những nguyên nhân thường gặp gây mất ngủ.

Các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây rối loạn giấc ngủ như ngủ ngáy, đau đầu, co giật ban ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc phải rối loạn giấc ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Đánh giá tình trạng mất ngủ ở bệnh nhân ung thư

Bác sĩ sẽ tìm các nguyên nhân có thể gây rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân. Bệnh nhân mất ngủ mức độ nhẹ có thể bứt tứt và khó tập trung. Bệnh nhân mất ngủ trung bình có thể buồn bã và lo lắng. Mất ngủ có thể khiến bệnh nhân không tỉnh táo để thực hiện các hoạt động sinh hoạt vào buổi sáng.

Bệnh nhân có thể không thể nhớ hướng dẫn uống thuốc và khó đưa ra các quyết định. Việc nghỉ ngơi có thể hồi phục năng lượng và giúp bệnh nhân chống chọi tốt hơn với các tác dụng phụ của ung thư và của quá trình điều trị.

Bệnh nhân ung thư cần được đánh giá thường xuyên vì rối loạn giấc ngủ có thể tiến triển nhanh theo thời gian. Bác sĩ sẽ đánh giá tổng trạng, bệnh sử và giấc ngủ của bệnh nhân, có thể là:

  • Tác dụng phụ của ung thư và phương pháp điều trị trên bệnh nhân
  • Các loại thuốc bệnh nhân đang dùng, bao gồm các loại vitamin và thuốc không kê toa
  • Cảm xúc của bệnh nhân
  • Chế độ ăn
  • Chế độ tập luyện
  • Quá trình chăm sóc của người thân.

Đặc biệt để theo dõi giấc ngủ của bệnh nhân, bác sĩ có thể thực hiện các thao tác đánh giá trong giấc ngủ của bệnh nhân như sau:

  • Các thay đổi trong sóng điện não
  • Cử động mắt
  • Nhịp thở
  • Huyết áp
  • Nhịp tim và điện tâm đồ, điện cơ.

Các thông tin này giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây mất ngủ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Vì sao cần quan tâm đến vấn đề mất ngủ ở bệnh nhân ung thư?

  • Chứng mất ngủ thường không tự mất đi khi đã trở thành mạn tính. Vì vậy cần can thiệp bằng cách này hay cách khác.
  • Các loại thuốc an thần không thể sử dụng lâu dài vì sẽ gây lệ thuộc và nghiện.
  • Thiếu ngủ có thể gây tác động xấu đến cảm xúc và ngưỡng chịu đau của bệnh nhân.  

5. Điều trị mất ngủ bằng các phương pháp thay thế

Một số phương pháp điều trị thay thế phù hợp cho bệnh nhân ung thư có thể giúp giảm chứng mất ngủ với các hướng tiếp cận đánh giá và điều trị toàn diện. Đó là:

  • Châm cứu
  • Y học tâm thể
  • Y học điều trị bằng luyện tập
  • Nâng đỡ tinh thần

Hãy liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Mỹ Giang

Thạc sĩ Tâm Lý Gia Lê Thị Mỹ Giang

Khoa: Tâm lý, Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 10 năm

Vị trí: Chuyên gia

Thông tin thêm về Mất ngủ

Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...
Khám bệnh mất ngủ ở TP.HCM với bác sĩ kinh nghiệm ở đâu?
Nếu bạn không thể ngủ được, có thể bạn lo lắng rằng mình đã bị bệnh mất ngủ. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ và...
Khi nào mất ngủ kéo dài trở thành mất ngủ mạn tính?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, kinh nguyệt tôi bắt đầu không đều từ gần 1 năm nay, trong khoảng thời gian này, tôi hay bị nóng giữa đêm...
Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng My

    Chào bác sĩ. Tôi có người nhà bị ung thư mất ngủ thường xuyên nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh mất ngủ đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    16/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung