Mất ngủ có gây ra trầm cảm?
Nếu bạn được chẩn đoán mắc trầm cảm lâm sàng, bạn có thể gặp khó khăn trong việc chìm vào và duy trì giấc ngủ. Nguyên nhân là do có một sự liên kết rõ ràng giữa thiếu ngủ và trầm cảm. Thực tế, một trong những triệu chứng hay gặp nhất của trầm cảm là mất ngủ hay mất khả năng chìm vào và duy trì giấc ngủ.
1. Đâu là mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và trầm cảm?
3. Tại sao việc ngủ lại quan trọng đến thế?
4. Làm thế nào để điều trị Rối loạn giấc ngủ và Trầm cảm?
5. Loại thuốc nào giúp khi Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm?
6. Những loại thuốc chống trầm cảm nào có thể giúp dễ ngủ ?
7. Thuốc thuốc ngủ nào hiệu quả nhất?
8. Có những mẹo ngủ nào khác có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm?
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Điều này không có nghĩa là mất ngủ hay những vấn đề về ngủ khác chỉ bị gây ra bởi trầm cảm. Mất ngủ là dạng rối loạn giấc ngủ hay gặp nhất và ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, và khi tuổi tác tăng dần, tần suất mắc bệnh càng tăng.
Đa số chuyên gia đồng ý rằng người trưởng thành cần từ 7 tới 9 tiếng ngủ mỗi đêm. Nhưng ngay cả khi không bị trầm cảm, theo các nghiên cứu, trung bình một người lớn hiện nay chỉ ngủ được khoảng 6.9 giờ. Khi bạn mắc thêm trầm cảm, những vấn đề với việc ngủ sẽ càng nặng thêm.
1. Đâu là mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và trầm cảm?
Mất ngủ là một trong những dấu hiệu chính của của trầm cảm. Ngoài ra, một dấu hiệu khác của trầm cảm là ngủ quá nhiều.
Thiếu ngủ gây ra bởi những tình trạng bệnh lý khác hay những vấn đề cá nhân có thể khiến trầm cảm nặng hơn. Mất khả năng ngủ kéo dài cũng là một dấu hiệu quan trọng cho thấy có thể người đó bị trầm cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Thế nào là trầm cảm?
Trầm cảm là một rối loạn tâm trạng. Nó khiến bạn cảm thấy buồn, vô vọng, tự ti, vô dụng. Chắc chắn rằng chúng ta đều từng cảm thấy buồn bã, không vui. Nhưng nếu việc đó xảy ra ngày này qua ngày khác, chúng sẽ trở nên dữ dội và tồi tệ, đây gọi là trầm cảm, nó sẽ dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu, làm bạn không duy trì cuộc sống bình thường được.
3. Tại sao việc ngủ lại quan trọng đến thế?
Giấc ngủ là thời gian để cơ thể hồi phục về cả thể chất và tâm thần. Do đó, khi giấc ngủ bị gián đoạn hay không đầy đủ, nó có thể làm bạn căng thẳng, cảnh giác, cũng như khó chịu hơn.
Chấn thương thể chất hay sang chấn tâm lí, cũng như các vấn đề về trao đổi chất của cơ thể, hoặc các bệnh lí khác, có thể gây rối loạn giấc ngủ. Ngủ kém có thể dẫn tới mệt mỏi. Khi đó, bạn sẽ hoạt động thể dục ít hơn và dẫn tới giảm sụt khả năng tập trung của bản thân. Cuối cùng, bạn thấy bản thân mắc kẹt trong một vòng lẩn quẩn của việc ngủ khó và thiếu ngủ, điều sẽ gây ra các triệu chứng thể chất lẫn tinh thần có liên quan.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Làm thế nào để điều trị Rối loạn giấc ngủ và Trầm cảm?
Việc điều trị trầm cảm còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn cảm xúc. Ví dụ, liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện hay tư vấn) kết hợp với thuốc (thuốc chống trầm cảm) đem lại hiệu quả cao trong điều trị trầm cảm.
Các thuốc chống trầm cảm giúp giảm các triệu chứng buồn hay vô vọng trong khi liệu pháp tâm lí sẽ giúp cải thiện kĩ năng đối phó và các thái độ và niềm tin tiêu cực gây ra bởi trầm cảm. Liệu pháp trò chuyện còn dựa vào kĩ năng đối phó để giúp bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn.
5. Loại thuốc nào giúp khi Rối loạn giấc ngủ và trầm cảm?
Bác sĩ có thể điều trị rối loạn giấc ngủ và trầm cảm với những thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như SSRI – một chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại chống trầm cảm an thần hay thuốc an thần- một loại thuốc ngủ hay các loại thuốc khác giúp dễ ngủ hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
6. Những loại thuốc chống trầm cảm nào có thể giúp dễ ngủ ?
Bác sĩ có thể kê toa một trong các loại thuốc chống trầm cảm sau để giúp bạn dễ ngủ :
Loại SSRI như Zoloft, Prozac, Celexa, Lexapro, và Paxil. Những thuốc này có thể thực hiện cả 2 nhiệm vụ là giúp dễ ngủ và cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên một số người khi dùng những thuốc này vẫn cảm thấy khó ngủ. Các thuốc trầm cảm khác ảnh hưởng đến serotonin qua nhiều thụ thể như Viibryd và Trintellix.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (gồm Pamelor và Elavil)
Các SNRIs (các chất ức chế tái hấp thu serotonin/norepinephrine như Effexor, Pristig, Khadezla, Fetzima, hay Cymbalta)
Các thuốc chống trầm cảm an thần (như Remeron). Thuốc chống trầm cảm như Trazodone không được sử dụng rộng rãi để điều trị trầm cảm nhưng vì nó có thể gây ra buồn ngủ, nên thường được kết hợp với cái thuốc chống trầm cảm khác để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
7. Thuốc thuốc ngủ nào hiệu quả nhất?
Bác sĩ có thể kê một trong những loại thuốc ngủ sau đây để điều trị mất ngủ:
Ambien/Ambien CR
Belsomra
Lunesta
Restoril
Sonata
Rozerem
8. Có những mẹo ngủ nào khác có thể hỗ trợ điều trị trầm cảm?
Dưới đây là những mẹo nhỏ về lối sống mà – với sự kết hợp với những thuốc chống trầm cảm và thuốc ngủ - có thể giúp cải thiện giấc ngủ và điều trị mất ngủ:
Thiền, nghe nhạc nhẹ hay đọc một cuốn sách trước giờ ngủ có thể giúp tăng sự thư giãn trong khi tập trung suy nghĩ của bạn vào những chủ để trung tính hay dễ chịu.
Dọn sạch những lo âu khỏi đầu bạn bằng cách viết một danh sách những hoạt động cần hoàn tất vào ngày mai. Sau đó tư nói với bản thân rằng bạn sẽ suy nghĩ về chúng vào ngày hôm sau.
Tập thể dục thường xuyên – nhưng không phải là vài tiếng trước khi ngủ. Tập thể dục hằng ngày, bao gồm giãn cơ và vận cơ, có thể giúp cải thiện giấc ngủ và loại trừ những lo âu đi kèm mà rất nhiều người có về việc phải duy trì giấc ngủ.
Tránh nhìn những màn hình sáng (như laptop hay TV) trước khi đi ngủ vì ánh sáng chiếu ra từ những màn hình vi tính hay LCD có thể ức chế sự tiết ra của hormone tự nhiên melatonin, có chức năng báo hiệu não bộ đi ngủ.
Tỉnh giấc thường xuyên khi ngủ liên quan đến việc suy nghĩ nhiều, lo lắng, trầm tư có thể trì hoãn việc đi vào giấc ngủ. Những kĩ năng thư giãn như yoga và thở sâu bằng bụng có thể hiệu quả trong việc kích hoạt giấc ngủ.
Đừng dùng caffeine, chất cồn hay nicotin vào buổi tối. Kiểm tra nguyên liệu trong bất kì thuốc không kê đơn nào để xem “buồn ngủ” có phải là một tác dụng phụ hay không. Một số thuốc như thuốc đau đầu chứa caffeine, có thể gây mất ngủ.
Đừng nằm trằn trọc trên giường. Ra khỏi giường và thực hiện một số hoạt động nhẹ (như đọc sách hay nghe nhạc nhẹ) trong một căn phòng khác nếu bạn không ngủ được. Về lại giường nếu bạn cảm thấy ngà ngật.
Dùng giường chỉ để ngủ và quan hệ tình dục. Đừng nằm trên giường đọc sách hay coi TV. Bằng cách này, giường chở thành một ám hiệu cho việc ngủ, không phải là nằm thức.
Tắm bằng nước ấm ngay trước khi ngủ để tăng ngủ sâu khi cơ thể bạn hạ nhiệt độ.
Giữ phòng ngủ mát.
Dùng đồ bịt tai và bịt mắt nếu âm thanh và ánh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Dùng rèm che ánh sắng trong phòng ngủ để chắn ánh sáng không làm phiền đến bạn.
Một máy tạo âm thanh trắng có thể có ích nếu bạn không ngủ được do những âm thanh tại nơi bạn ở.
Hãy đến phòng khám chuyên điều trị mất ngủ và trầm cảm uy tín hoặc liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi