Bệnh mất ngủ và suy nhược cơ thể

Bệnh mất ngủ và suy nhược cơ thể

Nếu bạn không ngủ được, bạn có thể thắc mắc liệu mình có bị bệnh mất ngủ hay không. Thật vậy, mất ngủ là một tình trạng bệnh khá phức tạp. Mất ngủ là như thế nào?

1. Mất ngủ thường kéo dài bao lâu?

2. Các triệu chứng của mất ngủ

3. Hậu quả của mất ngủ mạn tính

4. Cách khắc phục

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Theo hướng dẫn chẩn đoán quốc tế, mất ngủ là tình trạng khó chìm vào giấc ngủ hoặc khó ngủ yên giấc.Người bị bệnh mất ngủ có thể cảm thấy không thỏa mãn với giấc ngủ của mình và thường xuyên cảm thấy các triệu chứng sau: mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung, rối loạn cảm xúc, và giảm sút khả năng làm việc ở cơ quan cũng như trường học.

1. Mất ngủ thường kéo dài bao lâu?

Mất ngủ có thể được phân loại dựa vào thời gian mắc phải. Mất ngủ cấp tính diễn ra ngắn hạn và thường xảy ra do một sự kiện trong đời sống (ví dụ như trước ngày thi, sau khi nhận được tin xấu). Nhiều người đã trải qua loại mất ngủ này và thường tự khỏi mà không cần điều trị.

Mất ngủ mạn tính là khi tình trạng mất ngủ diễn ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần và kéo dài ít nhất 3 tháng. Mất ngủ mạn tính có thể do nhiều nguyên nhân. Những thay đổi trong môi trường sống, những thói quen đi ngủ không lành mạnh, thay đổi công việc, những bệnh khác và một số loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ kéo dài.Bệnh nhân mất ngủ mạn tính có thể áp dụng một số phương pháp điều trị giúp lấy lại cân bằng giấc ngủ bình thường. Ngoài ra, mất ngủ mạn tính còn có thể trở thành một bệnh đồng mắc, nghĩa là có liên quan đến một bệnh hoặc tình trạng tâm thần khác, mặc dù đôi khi khó xác định được nguyên nhân và ảnh hưởng qua lại giữa chúng.

Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ thường gặp ở người lớn. Ước tính khoảng 30% dân số chung gặp vấn đề thức giấc giữa chừng trong khi ngủ, và khoảng 10% người dân gặp phải các triệu chứng ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các triệu chứng của mất ngủ

  • Khó vào giấc ngủ mỗi đêm

  • Thức dậy nửa chừng khi đang ngủ

  • Thức dậy quá sớm vào buổi sáng

  • Không cảm thấy khỏe sau một đêm ngủ

  • Mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày

  • Bứt rứt, trầm cảm, lo lắng

  • Khó tập trung, khó ghi nhớ

  • Mắc lỗi hoặc gây tai nạn nhiều hơn

  • Lo lắng nhiều về giấc ngủ của mình.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Hậu quả của mất ngủ mạn tính

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như một chế độ ăn lành mạnh và việc tập thể dục thường xuyên. Dù lí do mất ngủ là gì, tình trạng mất ngủ có thể ảnh hưởng đến cả thể chất lẫn tinh thần của bạn. Theo thống kê, bệnh nhân mất ngủ có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những người có giấc ngủ tốt.

Phần lớn mọi người đều biết sự nguy hiểm của việc lái xe khi say rượu, nhưng lại không ý thức được sự nguy hiểm của việc lái xe sau khi vừa trải qua một đêm ngủ không đủ giấc. Thật vậy, mất ngủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng ngày làm việc của bạn tương tự như khi bạn đang say rượu. Bệnh nhân mất ngủ có khả năng gây tai nạn giao thông và tai nạn lao động nhiều hơn so với người khỏe mạnh do mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

Theo các chuyên gia, mất ngủ mạn tính ảnh hưởng đến 1 trên 10 người trong dân số chung. Ngoài việc ảnh hưởng đến sự an toàn và chất lượng cuộc sống trong những giờ sinh hoạt, về lâu dài, bệnh gây suy nhược cơ thể và làm gia tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, nhiễm trùng, béo phì, đái tháo đường, trầm cảm, đau mạn tính, lạm dụng chất kích thích và thậm chí tử vong sớm.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, phản xạ, ghi nhớ và giải quyết vấn đề. Điều nguy hiểm là chúng ta có thể quen với việc thiếu ngủ, đến nỗi không nhận thức được về việc sự tỉnh táo và chất lượng làm việc của chúng ta đã bị giảm sút quá nhiều.

Bệnh nhân suy nhược cơ thể thường rất mệt mỏi vào ban ngày và cũng khó ngủ bù. Vì vậy, họ cảm thấy mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn suốt một ngày hoạt động bình thường. Các triệu chứng của suy nhược cơ thể có thể gồm:

- Mệt mỏi, yếu cơ thể, thiếu năng lượng

- Mất động lực

- Chất lượng công việc giảm sút

- Trí nhớ kém

- Kém năng suất

- Trầm cảm

- Không hứng thú với việc xã giao

Ở người suy nhược cơ thể do mất ngủ, mặc dù thiếu ngủ, họ thường cảm thấy mệt mỏi nhiều hơn buồn ngủ. Nếu bạn bị mất ngủ, bạn có thể cảm thấy khó vào giấc ngủ trưa. Và bệnh nhân mất ngủ thường đến khám vì sự mệt mỏi và kém hiệu quả làm việc của mình hơn là do cảm thấy mình khó vào giấc hay khó ngủ yên.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Cách khắc phục

Bước đầu tiên để giảm sự mệt mỏi và suy nhược cơ thể là tìm hiểu nguyên nhân gây nên sự mệt mỏi và suy nhược đó. Ngoài chứng mất ngủ, có nhiều vấn đề sức khỏe khác cũng có thể làm cơ thể suy nhược. Đó có thể là các rối loạn giấc ngủ khác, đái tháo đường, viêm khớp, hen suyển, và hội chứng suy nhược kinh niên. Nguyên nhân cũng có thể là giấc ngủ phải gián đoạn vì mẹ cho con bú, do các cơn đau mạn tính hoặc do phì đại tiền liệt tuyến hoặc tiểu đường làm bệnh nhân phải thường xuyên đi tiểu đêm.

Mệt mỏi và suy nhược cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc. Hãy đến khám bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá các triệu chứng. Nếu bạn khó vào giấc và dễ thức giấc trong đêm, hãy nói với bác sĩ. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh mất ngủ, bao gồm liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi và dùng thuốc. Các phương pháp này có thể cải thiện cảm giác và khả năng làm việc trong suốt ngày hoạt động của bạn.

Hãy đến các địa chỉ khám và điều trị mất ngủ uy tín hoặc liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ.


Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Mất ngủ

Cách ngủ nhanh - làm sao ngủ dậy khỏe
Một giấc ngủ tốt quan trọng như bạn tập thể dục đều đặn mỗi ngày hoặc như chế độ ăn đầy đủ, cân bằng. Những nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng giấc ngủ kém ảnh hưởng...
7 lý do khiến bạn thường bị thức giấc giữa đêm
Có rất nhiều lý do khiến bạn thức giấc giữa đêm. Chứng mất ngủ ban đêm này gây ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như các khía cạnh trong...
Khám bệnh mất ngủ ở TP.HCM với bác sĩ kinh nghiệm ở đâu?
Nếu bạn không thể ngủ được, có thể bạn lo lắng rằng mình đã bị bệnh mất ngủ. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ và...
Khi nào mất ngủ kéo dài trở thành mất ngủ mạn tính?
Chào bác sĩ, tôi năm nay 50 tuổi, kinh nguyệt tôi bắt đầu không đều từ gần 1 năm nay, trong khoảng thời gian này, tôi hay bị nóng giữa đêm...
Mất ngủ buồn bực chân tay
Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng,...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Hà

    Chào bác sĩ. Tôi có người nhà bị mất ngủ thường xuyên nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh mất ngủ đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    17/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung