Mất ngủ sau phẫu thuật - Nguyên nhân và cách điều trị
Sau một cuộc phẫu thuật ngoài việc phải chịu đựng những cảm giác như chán ăn, mệt mỏi, đau đớn thì người bệnh còn thường gặp chứng mất ngủ, khó ngủ. Vậy tại sao lại bị mất ngủ sau khi phẫu thuật?
1. Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật
2. Điều trị mất ngủ sau phẫu thuật
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
1. Nguyên nhân gây mất ngủ sau phẫu thuật
Đau:
Sau phẫu thuật, dù có dùng thuốc giảm đau thì người bệnh vẫn phải chịu đau. Có thể rất khó ngủ khi họ đang bị đau, nhất là khi di chuyển trong giấc ngủ gây đau và đánh thức họ khỏi giấc ngủ sâu.
Ảnh hưởng từ thuốc gây mê, gây tê:
Bất kì cuộc phẫu thuật nào cũng là một thủ thuật xâm lấn vào cơ thể, gây đau đớn cho người bệnh và họ có thể không chịu được, từ đó sẽ không hợp tác tốt trong quá trình phẫu thuật.
Phương pháp gây tê, gây mê trước khi phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân đi vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, họ sẽ không còn phải lo sợ và đau đớn trong quá trình mổ, điều trị vết thương.
Tuy nhiên sử dụng thuốc gây mê, gây tê lại có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, trong đó có mất ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khó chịu liên quan đến chữa bệnh:
Đối với những bệnh nhân nặng, sau phẫu thuật cần một số máy móc hỗ trợ để điều trị bệnh: dán trên ngực miếng điện cực tim theo dõi tim, thở oxy, đeo đầu dò ngón tay monitoring để theo dõi độ bão hòa oxy, đường truyền tĩnh mạch để truyền dịch, tiêm thuốc, hoặc các đường xâm lấn được đặt, chẳng hạn như đường PICC, hoặc cần hỗ trợ của một số máy móc, thiết bị khác. Điều này gây ra sự vướng víu, khó chịu và có thể tác động tới giấc ngủ của họ.
Thay đổi thói quen hàng ngày:
Thói quen sinh hoạt hàng ngày về sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống bị thay đổi để đảm bảo sức khoẻ sau phẫu thuật và phù hợp với quá trình điều trị bệnh, điều này khiến nhiều người bệnh không quen và có thể gây mất ngủ.
Sự lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi:
Người bệnh căng thẳng, lo lắng về bệnh tình của mình có khỏi hẳn không, liệu còn tái phát… điều này dẫn tới stress cũng gây ra chứng mất ngủ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Điều trị mất ngủ sau phẫu thuật
Nếu đang gặp khó khăn khi ngủ sau khi phẫu thuật, một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm là cố gắng xác định vấn đề hoặc các vấn đề đang ngăn ngừa giấc ngủ.
Người bệnh nên trình bày tình trạng sức khỏe của mình với bác sĩ chuyên khoa hay bác sĩ điều trị để nhận được sự hỗ trợ tích cực, không nên giấu bệnh vì nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể bạn suy yếu, giấc ngủ là yếu tố quan trọng để duy trì sực khỏe, hồi phục sức khỏe, nhất là khi cơ thể vừa trải qua một stress lớn như cuộc phẫu thuật.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân - Hello Doctor, người bệnh có thể cải thiện tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật của mình bằng những cách sau:
Tập thể dục: Tập thể dục giúp cơ thể khoẻ mạnh, xương khớp ổn định, cải thiện cơ tim, các vấn đề về huyết áp, tăng cường lưu thông máu lên não, như vậy sẽ có giấc ngủ ngon, sâu hơn và thoải mái hơn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Tập thể dục là biện pháp hữu hiệu khắc phục chứng mất ngủ sau phẫu thuật
Ăn uống đúng cách: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để hồi phục sau phẫu thuật nhanh chóng hơn. Hạn chế ăn quá nhiều muối, đường, tránh dùng các chất kích thích vì chúng sẽ gây mất ngủ, khó ngủ và không tốt cho sức khoẻ người bệnh.
Sinh hoạt khoa học: cố gắng ngủ và thức dậy đúng giờ, tránh ngủ quá nhiều ban ngày, buổi trưa nên ngủ ít để ban đêm có thể ngủ sớm hơn.
Thư giãn cơ thể: Tạo sự thoải mái cho tinh thần bằng cách đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện chia sẻ cùng bạn bè, người thân để được giải toả tâm lý. Trước khi ngủ có thể ngâm chân nước ấm, uống một ly sữa nóng hoặc trà thảo dược cách thời gian đi ngủ khoảng 1 tiếng từ đó giúp cải thiện tình trạng mất ngủ sau phẫu thuật an toàn, dễ dàng.
Nếu bạn cảm thấy lo lắng: hãy nói chuyện với người thân của bạn hoặc một người đáng tin cậy. Họ sẽ nhận ra những rắc rối của bạn và chia sẻ với bạn.
Mất ngủ sau phẫu thuật là tình trạng hết sức phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Điều quan trọng là người bệnh cần nhận ra thực tế vấn đề mất ngủ của mình là do đâu, từ đó có cách điều trị, khắc phục tốt nhất.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi