Nguyên nhân nào gây ra bệnh hưng cảm? Yếu tố nguy cơ là gì?
Cho tới ngày nay, người ta vẫn không thể kết luận nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hưng cảm. Thay vào đó, các nghiên cứu khoa học cho thấy nguyên nhân của hưng cảm có thể là do sự kết hợp của các yếu tố sinh hóa, di truyền và môi trường đã kích hoạt chúng và duy trì sự mất cân bằng hóa học trong não.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh hưng cảm
Trước hết, nếu bạn chưa hiểu rõ hưng cảm là gì, mời bạn theo dõi lại bài Bệnh hưng cảm mà chúng tôi đã trình bày trong bài trước để có cái nhìn tổng quan về bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một số nguyên nhân gây ra bệnh hưng cảm.
1. Thay đổi về mặt sinh hóa có thể gây ra hưng cảm
Trong nỗ lực khám phá ra nguyên nhân của hưng cảm, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp chụp cắt lớp não và các xét nghiệm khác. Từ các phép kiểm tra này, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số người bị hưng cảm có những đặc điểm sau:
- Sự mất cân bằng về mặt hóa sinh của các hormone và một số chất dẫn truyền thần kinh trong não; đặc biệt là dopamine, serotonin, norepinephrine và acetylcholine.
- Tiết quá nhiều cortisol - một loại stress hormone. Cortisol là một hormone steroid điều chỉnh một loạt các quá trình trong cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và phản ứng miễn dịch. Nó cũng có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể đáp ứng với tình trạng stress, hay nói cách khác, mỗi khi gặp stress, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra nhiều cortisol.
Những stress thông thường chúng ta hay gặp trong cuộc sống như: thất bại trong một mối quan hệ (chia tay người yêu hoặc ly hôn với vợ/chồng), gặp trục trặc trong công việc, bị nghỉ việc, thất nghiệp, sự mất mát người thân, v.v… Ngoài ra khi cơ thể chúng ta có một tổn thương thực thể, thì đó cũng được gọi là một stress, ví dụ như chấn thương, bị hành hạ, đánh đập, v.v…
- Một đồng hồ sinh học hoạt động quá nhanh có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Những bất thường về giấc ngủ có liên quan đến việc kích hoạt các triệu chứng của hưng cảm.
Sự thay đổi trong chu kì giấc ngủ là một triệu chứng điển hình của hưng cảm hay rối loạn lưỡng cực, nhưng đôi khi nó cũng có thể là một sự kích hoạt gây ra tình trạng này. Những người làm việc theo ca, những người làm việc nhiều giờ liên tục, và những học sinh, sinh viên thiếu ngủ đều có nguy cơ bùng phát một cơn hưng cảm.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Di truyền học: Một nguyên nhân chính của hưng cảm
Trong khi tìm kiếm câu trả lời cho việc điều gì đã gây ra hưng cảm, các nhà khoa học báo cáo di truyền học có thể là một trong những thủ phạm chính, bởi rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng dường như có liên quan tới tiền căn gia đình. Dưới đây là một số thống kê quan trọng về di truyền trong rối loạn lưỡng cực nói chung và hưng cảm nói riêng:
- Họ hàng thế hệ 1 của những người có rối loạn lưỡng cực type 1 (có đặc điểm là đa phần toàn là những cơn hưng cảm, có hoặc không có những cơn trầm cảm xen kẽ) có nguy cơ phát triển rối loạn lưỡng cực type 1 gấp 7 lần đối với dân số bình thường
- Trẻ em là con của những cha mẹ có rối loạn lưỡng cực thì có 50% nguy cơ bị các bệnh tâm thần ngiêm trọng. Những đối tượng trẻ em này vẫn duy trì nguy cơ cao như vậy ngay cả khi chúng lớn lên với những người nuôi dưỡng không có bệnh.
- Các nghiên cứu các cặp song sinh cùng trứng cho thấy nếu một trẻ trong cặp sinh đôi có rối loạn lưỡng cực type 1, thì trẻ còn lại có khoảng từ 33 – 90% nguy cơ cũng có rồi loạn lưỡng cực type 1.
Nhiều gen liên quan đến một số nhiễm sắc thể có thể liên quan với sự phát triển của rối loạn lưỡng cực.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Hưng cảm có liên quan tới thuốc
Một số loại thuốc có thể gây hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ như là một tác dụng phụ. Triệu chứng có thể xuất hiện trong khi đang dùng thuốc hoặc là một triệu chứng kéo theo sau khi ngưng dùng thuốc. Các loại thuốc gây ra tình trạng này bao gồm các loại thuốc tâm thần và kể cả một vài loại thuốc khác – bao gồm một số thuốc chống trầm cảm (đặc biệt là thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (SSRIs)).
Thuốc chống trầm cảm có thể làm bạn trở nên hưng cảm?
Việc điều trị chứng rối loạn lưỡng cực có thể gây ra các cơn hưng cảm bằng cách làm giảm bớt tâm trạng và hành vi không ổn định. Nhiều bác sĩ tâm thần cho biết họ đã nhìn thấy bệnh nhân đi vào giai đoạn hưng cảm sau khi bắt đầu dùng thuốc chống trầm cảm. Đối với rối loạn lưỡng cực trầm cảm, thuốc chống trầm cảm chỉ nên được sử dụng với thuốc ổn định khí sắc sau khi các triệu chứng không đáp ứng với các phương pháp điều trị được FDA chấp thuận (như thuốc ổn định khí sắc).
Các loại thuốc khác có liên quan đến các triệu chứng hưng cảm bao gồm corticosteroid, thuốc tuyến giáp, và thuốc ức chế sự thèm ăn.
Lạm dụng ma túy và rượu không gây hưng cảm kéo dài, nhưng nó có thể gây ra một cơn hưng cảm một cách đột ngột, hoặc nó có thể tồi tệ hơn tình trạng bệnh sẵn có. Ngộ độc với các loại thuốc như cocaine và amphetamine có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hưng cảm, trong khi những hậu quả của cocaine hoặc việc sử dụng rượu có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ngày càng tồi tệ.
Việc hiểu được nguyên nhân của bệnh hưng cảm giúp bạn có được phương án để phòng tránh và sớm có biện pháp điều trị khi có triệu chứng của bệnh. Để điều trị bệnh trầm cảm với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo sô điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi