Những loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh rối loạn lo âu

Những loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh rối loạn lo âu

Hầu hết mọi người đều sẽ cảm thấy lo âu ở một số thời điểm trong cuộc đời, cảm giác lo âu này thường sẽ tự động biến mất đi. Nhưng rối loạn lo âu thì khác. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu, có thể bạn sẽ cần phải điều trị. Điều trị thường bao gồm phương pháp trị liệu tâm lý và sử dụng thuốc.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

Để biết được đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể xem tại ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN LO ÂU. Còn trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung vào những loại thuốc thường được dùng để chữa bệnh rối loạn lo âu.

Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng thuốc

Mặc dù thuốc không chữa trị được chứng lo âu, nhưng chúng có thể giúp bạn quản lý tốt các triệu chứng. Nhờ đó bạn có thể hoạt động tốt hơn và cảm thấy tốt hơn trong cuộc sống hằng ngày.

Có nhiều loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh. Vì cơ thể mỗi người có đáp ứng thuốc khác nhau nên bạn và bác sĩ cần phải thử một số loại thuốc để tìm ra đúng loại thuốc có tác dụng với bạn.

1. Benzodiazepine

Benzodiazepine là thuốc an thần có thể giúp làm thư giãn các cơ và làm dịu tâm trí. Thuốc hoạt động bằng cách tăng hiệu quả của một số chất dẫn truyền thần kinh nhất định.

Benzodiazepine giúp điều trị nhiều loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn lo âu xã hội (hội chứng sợ xã hội). Một số ví dụ về các loại thuốc nhóm này bao gồm:

  • Alprazolam (Xanax)
  • Chlordiazepoxide (Librium)
  • Clonazepam (Klonopin)
  • Diazepam (valium)
  • Lorazepam (Ativan)

Benzodiazepine thường chỉ được dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu ngắn hạn. Do chúng có thể làm tăng tình trạng buồn ngủ và gây ra các vấn đề về sự mất thăng bằng và suy giảm trí nhớ. Chúng cũng có thể gây nghiện, từ đó làm gia tăng về tình trạng lạm dụng thuốc. 

Điều quan trọng khi sử dụng các loại thuốc này là chỉ nên xem chúng như một lựa chọn ngắn hạn cho việc điều trị chứng rối loạn lo âu cho đến khi bác sĩ của bạn kê đơn điều trị khác. Tuy nhiên, nếu bạn có chứng rối loạn hoảng sợ, bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc benzodiazepine kéo dài lên đến một năm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Buspirone

Buspirone được sử dụng để điều trị cả chứng rối loạn lo âu ngắn hạn và rối loạn lo âu mạn tính (kéo dài). Hiện nay, ta vẫn chưa hiểu hoàn toàn về phương thức hoạt động của thuốc buspiron. Nhưng nó được cho là có ảnh hưởng đến các hóa chất trong não và được ứng dụng để điều chỉnh tâm trạng.

Khi dùng thuốc Buspirone, bạn có thể cần mất đến vài tuần để thuốc đạt được hiệu quả. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn. 

3. Thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm cũng tác động đến các chất dẫn truyền thần kinh. Các loại thuốc này được dùng để điều trị triệu chứng của chứng rối loạn lo âu, nhưng thường thuốc cần 4 - 6 tuần để đạt được hiệu quả rõ rệt. Các loại thuốc chống trầm cảm bao gồm:

4. SSRIs

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) hoạt động bằng cách làm tăng lượng serotonin (là chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, ham muốn tình dục, cảm giác thèm ăn, giấc ngủ và trí nhớ). SSRIs thường bắt đầu với liều lượng thấp và sẽ tăng dần lên theo chỉ định của bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các ví dụ về thuốc SSRIs dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Escitalopram (Lexapro)
  • Fluoxetine (Prozac)
  • Paroxetin (Paxil)
  • Sertraline (Zoloft)

SSRIs có thể gây ra một số loại tác dụng phụ, nhưng hầu hết mọi người đều dung nạp tốt. Những tác dụng phụ này có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Khô miệng
  • Yếu cơ
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt
  • Buồn ngủ
  • Rối loạn chức năng tình dục

5. Thuốc ba vòng (Tricyclics)

Thuốc ba vòng hoạt động cũng như thuốc SSRIs dùng để điều trị chứng rối loạn lo âu trừ rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD). Người ta cho rằng các chất tricyclics hoạt động tương tự như SSRIs. Và như thuốc SSRIs, thuốc ba vòng được bắt đầu ở liều thấp và sau đó tăng dần lên.

Một số ví dụ về thuốc ba vòng sử dụng cho chứng rối loạn lo âu bao gồm:

  • Clomipramine (Anafranil)
  • Imipramine (Tofranil)

Thuốc ba vòng là thuốc cũ hơn được sử dụng ít hơn ngày nay vì thuốc mới có ít tác dụng phụ hơn. Tác dụng phụ của thuốc ba vòng có thể bao gồm chóng mặt, buồn ngủ, thiếu năng lượng, và khô miệng. Chúng cũng có thể bao gồm buồn nôn và nôn mửa, táo bón, thị lực mờ và tăng cân. Tác dụng phụ thường có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi liều hoặc chuyển sang loại thuốc ba vòng khác.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. MAOIs

Thuốc ức chế enzyme monoamin oxidase (MAOIs) được sử dụng để điều trị rối loạn hoảng sợ và hội chứng sợ xã hội. 

MAOIs được FDA chấp thuận để điều trị chứng trầm cảm nhưng là thuốc ngoài hướng dẫn (off-label). Đối với chứng rối loạn lo âu thường dùng các thuốc sau, bao gồm:

  • Isocarboxazid (Marplan)
  • Phenelzin (Nardil)
  • Selegiline (Emsam)
  • Tranylcypromin (Parnate)

Giống như thuốc ba vòng, MAOIs thế hệ cũ có tác dụng phụ nhiều hơn các thuốc thế hệ mới. MAOIs cũng đi kèm với những hạn chế nhất định. 

Ví dụ, nếu bạn dùng MAOI, bạn sẽ không thể ăn một số loại thực phẩm nhất định, chẳng hạn như phô mai và rượu vang đỏ.

Bạn cũng không thể uống một số loại thuốc nhất định bao gồm: SSRIs, một số thuốc ngừa thai, thuốc giảm đau như acetaminophen và ibuprofen, thuốc cảm cúm, các thuốc dị ứng và các chất thảo dược bổ sung. 

Sử dụng MAOI cùng với các loại thực phẩm và các loại thuốc trên có thể làm tăng huyết áp một cách nguy hiểm và gây ra các phản ứng phụ đe doạ đến tính mạng.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

7. Thuốc chẹn beta

Các thuốc chẹn beta thường được sử dụng để điều trị bệnh tim. Tuy nhiên, chúng còn được sử dụng để giúp làm giảm các triệu chứng thực thể của chứng rối loạn lo âu, đặc biệt là trong chứng rối loạn lo âu xã hội.

Bác sĩ có thể kê một loại thuốc chẹn beta như propranolol (Inderal) để giúp làm giảm các triệu chứng rối loạn lo âu trong những tình huống căng thẳng như: tham dự một bữa tiệc có nhiều nguời hay thuyết trình, phát biểu trước đám đông.

LƯU Ý RẰNG: Những loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Thuốc có tác dụng khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.

>>>Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng nên có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp để khắc phục bệnh. Bạn có thể xem những thông tin đó TẠI ĐÂY.

Lời khuyên của bác sĩ

Bác sĩ y khoa hoặc chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị chứng rối loạn lo âu tốt nhất. Việc điều trị thích hợp sẽ bao gồm cả liệu pháp tâm lý và thuốc men.

Hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc điều trị chứng rối loạn lo âu, và nói cho bác sĩ biết về bất kỳ phản ứng phụ nào bạn gặp phải. Ngoài ra, hãy hỏi bác sĩ bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn biết về tình trạng bệnh lý hoặc phương pháp điều trị của bạn, ví dụ như:

  • Tôi có thể gặp phải những tác dụng phụ nào từ thuốc này?
  • Phải mất bao lâu để thuốc bắt đầu có tác dụng?
  • Thuốc này có tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác mà tôi đang dùng không?
  • Bác sĩ có thể giới thiệu tôi với một nhà trị liệu tâm lý không?
  • Tôi có thể tập thể dục để giúp giảm các triệu chứng lo âu không?

Để điều trị bệnh rối loạn lo âu với các bác sĩ của Hello Doctor, bạn có thể liên hệ đặt khám theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Thông tin thêm về Rối loạn lo âu

Điều trị bệnh rối loạn lo âu bằng biện pháp tâm lý
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu thường được các chuyên gia Hello Doctor khuyên dùng là điều trị bằng tâm lý mà chủ yếu...
Hỏi đáp: Bị mắc bệnh rối loạn lo âu có nguy hiểm không?
Chào bác sĩ Hello Doctor, tôi mới đưa em gái đi khám và phát hiện mắc bệnh rối loạn lo âu. Nhưng tôi chưa hiểu rõ về căn bệnh...
Những phương pháp chữa bệnh rối loạn lo âu không dùng thuốc
Các liệu pháp thay thế điều trị bệnh rối loạn lo âu đang được sử dụng ngày một phổ biến hơn. Nếu bạn đang gặp vấn đề về lo âu và không muốn điều trị...
Bệnh rối loạn lo âu có tái phát không, làm sao để nhận biết?
Chào bác sĩ, tôi có người em gái bị mắc bệnh rối loạn lo âu. Em tôi đã chữa trị và bệnh tình hiện đã thuyên giảm...
Nên đi khám và điều trị bệnh rối loạn lo âu ở đâu?
Chào bác sĩ, tôi tên là Trọng Hải, năm nay tôi 36 tuổi. Cách đây 12 năm anh trai tôi đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Từ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Hạnh

    Chị tôi bị bệnh, đợt đi khám cũng thấy bác sĩ cho mấy loại thuốc này

    08/02/2018
Vũ Trà My (08/02/2018)
Tôi cũng mới đi khám về và cũng được chẩn đoán là bị bệnh rối loạn lo âu. Bác sĩ cũng đã kê cho tôi những loại thuốc ở trên. Tôi thấy các loại thuốc này cũng khá hiệu quả. Sau một thời gian điều trị bằng thuốc tôi thấy mình đỡ hơn rất nhiều.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung