Những biến chứng nguy hiểm của bệnh rối loạn lo âu
Bệnh rối loạn lo âu khiến cho bạn gặp khó khăn khi giải quyết các công việc hằng ngày, duy trì các mối quan hệ xã hội. Thậm chí rối loạn lo âu còn có thể làm cho bạn không muốn ra khỏi nhà hoặc không muốn thức dậy vào mỗi buổi sáng.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Các biến chứng của bệnh rối loạn lo âu
Bệnh rối loạn lo âu nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tới tính mạng của bạn. Để biết cách điều trị bệnh rối loạn lo âu ra sao, xem tại Chữa bệnh rối loạn lo âu. Còn trong bài viết này, chúng ta đi làm rõ hơn về các biến chứng mà bệnh rối loạn lo âu có thể gây ra đối với người mắc bệnh.
1. Trầm cảm
Rối loạn lo âu và trầm cảm thường đi đôi với nhau. Chúng có cùng triệu chứng và đôi lúc bác sĩ cũng rất khó để phân biệt được rối loạn lo âu và trầm cảm. Cả hai đều có thể làm bạn cáu gắt, mất ngủ, không tập trung và làm bạn cảm thấy lo âu tột độ.
>>>Để biết thêm các thông tin về bệnh trầm cảm, bạn có thể xem thêm tại đây.
2. Tự tử
Theo Liên minh Quốc gia trợ giúp những người mắc bệnh tâm thần Hoa Kì (National Alliance on Mental Illness – NAMI), hơn 90% những người tự tử đã từng được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần, trong số đó có những người bị rối loạn lo âu. Theo Cơ quan quản lý dịch vụ Tâm thần và lạm dụng thuốc Hoa Kì, mỗi năm có khoảng 4% người trưởng thành ở Mỹ có suy nghĩ muốn tự tử. Những con số này còn cao hơn nữa ở những người mắc bệnh trầm cảm. Nếu bạn mắc bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) hoặc sợ đám đông, bạn cũng có nguy cơ tự tử cao. Nếu bạn mắc đồng thời một trong các kiểu bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm, nguy cơ tự tử của bạn còn cao hơn nữa.
Nếu bạn có ý định tự tử, hãy liên lạc với bác sĩ điều trị, người thân của bạn hoặc số điện thoại khẩn cấp để được giúp đỡ ngay lập tức.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Lạm dụng các chất kích thích
Nếu bạn mắc bệnh rối loạn lo âu thì khả năng bạn tìm đến các chất gây nghiện rất cao. Các chất này bao gồm rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Nếu bạn đồng thời mắc bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu thì nguy cơ tìm đến chất gây nghiện sẽ tăng lên nhiều hơn nữa.
Những người bị rối loạn lo âu thường dùng rượu bia và các chất kích thích để làm giảm bớt các triệu chứng của bản thân. Nhưng hiện nay vẫn chưa có bất kì bằng chứng nào chứng minh được rằng rượu bia có thể thực sự giải tỏa được lo âu, tuy nhiên nhiều người vẫn tin rằng dùng rượu bia có thể đem lại cho họ sự yên bình. Một vài bệnh nhân rối loạn lo âu cho biết họ cảm thấy không lo âu nữa khi dùng rượu bia hoặc các chất kích thích. Tuy nhiên, nếu dùng rượu bia trong thời gian dài có thể gây ra các thay đổi về mặt sinh học của cơ thể và gây ra lo lắng.
Những người có chứng rối loạn lo âu, rối loạn hoảng loạn và chứng sợ đám đông có nguy cơ cao dùng rượu bia và lạm dụng chất kích thích. Thuốc lá và lạm dụng các chất kích thích cũng thường thấy ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD). Thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn căng thẳng cũng gia tăng khả năng mắc các rối loạn ăn uống.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
4. Bệnh thực thể
Ngoài việc gây ra các bệnh tâm lý khác đã kể trên, chứng rối loạn lo âu còn có khả năng gây ra các bệnh thực thể cho bệnh nhân. Căng thẳng kéo dài thường đi chung với chứng rối loạn lo âu và có thể làm cho hệ miễn dịch của bạn yếu đi. Chính điều này làm cho cơ thể bạn dễ bị nhiễm trùng hơn và thường hay mắc cảm cúm, các bệnh khác do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra.
Rối loạn lo âu thường gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, ợ hơi, đầy bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra chứng bệnh này còn làm sụt cân, mất hứng thú tình dục, rối loạn giấc ngủ, đau mỏi cơ và đau mạn tính. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng kéo dài và rối loạn lo âu cũng có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm hơn như bệnh tim mạch, tiểu đường và thậm chí là bệnh ung thư. Những bệnh có liên quan tới sự căng thẳng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những nước phát triển. Rối loạn lo âu kéo dài kích thích cơ thể tiết ra liên tục các hormone căng thẳng như adreanaline, noradrenaline và cortisol vào máu, bắt buộc cơ thể luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Để đáp ứng lại với sự tiết ra liên tục của các hormone này thì huyết áp, nhịp tim và nồng độ cholesterol trong máu tăng lên, chúng đều là các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ.
Ở mức độ tế bào, các hormone căng thẳng làm tăng mức oxy hóa trong tế bào, tích tụ các gốc tự do có hại gây tổn thương tế bào. Các gốc tự do này có thể tổn thương tất cả các thành phần của tế bào, kể cả các đầu mút ADN. Telomeres, hay còn gọi là đầu mút ADN, được thiết kế để bảo vệ các nhiễm sắc thể không bị suy thoái và ngăn ngừa các nhiễm sắc thể trộn lẫn vào nhau. Các nhà khoa học đã tìm ra rằng các tế bào của người chịu đựng căng thẳng lo âu nhiều năm có đầu mút ADN ngắn 1 cách đáng kinh ngạc, điều này có nghĩa là những người này có nguy cơ già nhanh hơn, mắc các bệnh ung thư và các bệnh tự miễn cũng như bệnh tim nhiều hơn người bình thường.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Phòng tránh các biến chứng của rối loạn lo âu
Nếu bạn đang phải chống chọi với chứng rối loạn lo âu, bạn có thể phải cần đến sự trợ giúp y tế. Hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Bạn nên tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ, uống thuốc theo toa và tái khám đúng lịch hẹn.
Ngoài việc hợp tác với bác sĩ, bạn cũng có thể làm theo một số cách dưới đây để giúp cho quá trình điều trị của mình bớt nhàm chán và ngăn ngừa các biến chứng đã nói ở trên:
- Tự chăm sóc bản thân bằng cách ăn uống hợp lí, điều độ, không bỏ bữa. Ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế muối và các chất béo từ động vật. Ăn theo nhu cầu và nên bổ sung nhiều vitamin từ rau củ quả.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê và đồ ngọt
- Dành cho bản thân 1 khoảng thời gian nào đó trong ngày để thư giãn hay làm bất kì thứ gì bạn thích. Điều này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng, cảm hứng và làm giảm mức độ lo âu của bạn.
- Hãy sắp xếp lịch làm việc trong ngày hợp lí, dành nhiều thời gian hơn để làm những mục mà bạn cảm thấy cần thiết và tránh hết mức các hoạt động làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc lo âu.
- Ghi nhật kí : xếp hạng mức độ lo âu từ 1 – 10, ghi lại các sự kiện làm bạn cảm thấy lo âu và suy nghĩ của bạn trước và sau khi có cơn lo âu. Bạn nên ghi lại những thứ làm bạn cảm thấy lo âu nhiều hơn hoặc ít lo âu hơn và cách bạn vượt qua tình huống đó để sau này khi gặp lại, bạn đã có kinh nghiệm để vươt qua.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Để kiểm soát căng thẳng, bạn hãy áp dụng các mẹo nhỏ dưới đây:
- Luôn giữ thái độ lạc quan
- Hãy chấp nhận sự thật rằng có nhiều sự kiện xảy ra mà bạn không thể nào kiểm soát được
- Học cách thư giãn bằng các bài tập yoga, thiền hay khí công
- Tập thể dục thường xuyên
- Học cách kiểm soát thời gian hiệu quả, đặt ra giới hạn phù hợp với bản thân và nói không với các yêu cầu có thể gây ra nhiều áp lực lên bạn
- Dành thời gian cho các sở thích của bản thân
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lí
>>>Thông tin có thể sẽ hữu ích cho bạn: Tác hại của bệnh rối loạn lo âu
Bệnh rối loạn lo âu nếu không được điều trị sẽ ngày càng trở nên trầm trọng thêm. Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh. Liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi