Đối phó với rối loạn lo âu và cơn hoảng loạn khi mang thai
Trong quá trình mang thai, sự lo âu và căng thẳng xảy ra ở một mức độ vừa phải là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Sự lo âu trong thời kỳ mang thai chỉ trở thành vấn đề khi bạn không thể kiểm soát được chúng, cảm thấy lo âu mọi lúc hoặc đột nhiên xuất hiện cơn lo âu dữ dội.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Nếu cơn lo âu trở nên quá độ hoặc kéo dài quá lâu, chúng có thể ảnh hưởng đến thời kỳ mang thai cũng như ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển. Sự sợ hãi về việc sinh con - còn gọi là chứng tâm lý sợ sinh (tokophobia) - cũng được phân loại như một dạng rối loạn lo âu.
Liệu sự lo âu có ảnh hưởng đến thai nhi đang phát triển?
Hầu hết các trường hợp lo âu trong thai kỳ là bình thường, nhưng khi cơn lo âu hoặc căng thẳng liên tục (mạn tính) đôi khi có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Bạn có đang lo âu quá mức khi mang thai?
Đôi khi, bạn có thể cảm nhận có điều gì đó không ổn và bạn không khỏe. Nếu cảm xúc lo âu của bạn bắt đầu tăng dần, bạn sẽ thấy rất khó có thể phân định rạch ròi giữa cảm giác lo âu 'bình thường' và bệnh lý. Nói chung, nếu bạn cảm thấy buồn và lo âu nhiều hơn là hạnh phúc thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.
Các triệu chứng của rối loạn lo âu có thể bao gồm:
- Cảm thấy quá lo âu mọi lúc và không thể kiểm soát nó
- Lo âu về một số sự kiện và hoạt động - trong thời kỳ mang thai dấu hiệu này có thể là cảm giác lo lắng về sự an toàn của thai nhi
- Không thể tập trung, tâm trí trống rỗng
- Dễ nóng giận
- Mất ngủ
- Căng cơ
>>>Để hiểu đầy đủ hơn về bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại Bệnh rối loạn lo âu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Các cơn hoảng loạn cũng có triệu chứng tương tự. Chúng xuất hiện đột ngột và đạt đỉnh điểm trong vòng mười phút sau đó. Các triệu chứng khác của cơn hoảng loạn là:
- Cảm thấy ngạt thở
- Cảm thấy như bạn sắp điên
- Sợ mình sắp chết hoặc điều khủng khiếp sắp xảy ra.
>>>Xem thêm Cơn hoảng loạn để biết cụ thể cơn hoảng loạn là gì.
Các triệu chứng thực thể của rối loạn lo âu và hoảng loạn có thể khiến bạn nghĩ rằng mình bị một chứng bệnh nghiêm trọng hoặc bạn đang lên cơn đau tim. Điều này có thể sẽ khiến bạn lo lắng nhiều hơn.Rối loạn lo âu trong thời kỳ mang thai phổ biến thế nào?
Tình trạng này rất phổ biến. Theo thống kê của Mỹ thì cứ 10 người phụ nữ mang thai thì sẽ có 1 người bị rối loạn lo âu.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Liệu lo âu có đưa đến bệnh trầm cảm?
Ở người mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, gần 2/3 các trường hợp rối loạn lo âu dẫn đến hoặc đi kèm với các triệu chứng của trầm cảm.
Điều bạn nên làm khi thấy mình bị rối loạn lo âu trong thời kì mang thai
Bạn cần nhờ đên sự trợ giúp y tế ngay khi có các dấu hiệu như sau:
- Bạn cảm thấy lo lắng trong hầu hết thời gian, và điều này kéo dài hơn 2 tuần.
- Mối lo âu đó đang khiến cho cơ thể của bạn thấy không khỏe như: nhịp tim nhanh, thở nhanh, vã mồ hôi, uể oải, mệt mỏi và tiêu chảy.
- Bạn trải qua cơn hoảng loạn.
- Những ý nghĩ khó chịu cứ lặp đi lặp lại mà bản thân không thể kiểm soát.
- Bạn phải lặp lại một động tác nào đó để bản thân cảm thấy thoải mái hơn, như: rửa tay, kiểm tra, đếm…
- Bạn thấy sợ hãi khi sinh đẻ và không muốn sinh con.
Cẩn thận là trên hết, bạn cần nói với bác sĩ để được kiểm tra nhằm đảm bảo rằng bạn thật sự khỏe mạnh về thể chất cũng như về tâm thần. Hãy mô tả kĩ lưỡng những triệu chứng với bác sĩ để bạn và con bạn nhận được sự chăm sóc đúng đắn.
Có thể bạn rất căng thẳng hoặc tự trách mình khi cảm thấy lo âu trong khoảng thời gian mà lẽ ra bản thân phải thoải mái, hạnh phúc. Nhưng đây không phải lỗi của bạn. Bác sĩ sẽ không phê phán hay đánh giá bạn, bởi họ biết điều này xảy ra với nhiều sản phụ, và họ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Có lẽ sẽ rất khó khăn khi phải nói với người khác về những suy nghĩ và cảm nhận của bản thân. Bạn có thể viết ra những điều mình muốn nói. Ngoài ra, đôi khi, bạn sẽ muốn có người nào đó ở bên cạnh. Điều quan trọng là hãy tâm sự với người khác để bạn nhận được sự giúp đỡ đúng đắn càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi nhằm đánh giá mức độ lo âu được chính xác hơn. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào kết quả này.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Những yếu tố nguy cơ làm cho bệnh rối loạn lo âu ngày càng tiến triển
Ở các sản phụ, rồi loạn lo âu có thể tiến triển nặng dần. Tuy nhiên, một số yếu tố sau sẽ giúp cho quá trình đó diễn ra nhanh hơn:
- Các thành viên trong gia đình bị rối loạn lo âu hay rối loạn hoảng loạn.
- Bạn đã từng trải qua lo âu hoặc có cơn hoảng loạn trong quá khứ.
- Bạn từng trải qua một sự kiện đau buồn (yếu tố này có liên quan đến chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn).
- Sử dụng một số thuốc bất hợp pháp.
- Trầm cảm.
- Bạn đang bị căng thẳng tột độ.
Các biện pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu khi mang thai
Rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn hoảng loạn thường được điều trị bằng các phương pháp giúp kiểm soát bản thân dựa trên Liệu pháp nhận thức hành vi(CBT). Nếu bạn bị lo âu nhẹ, việc điều trị có thể không cần thiết. Bác sĩ sẽ tư vấn và giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu bạn đã sử dụng thuốc rối loạn lo âu trước khi có thai, Bác sĩ sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác dụng phụ của thuốc và ảnh hưởng của chúng lên thai kỳ.
Họ sẽ nói cho bạn biết lợi ích của việc ngừng sử dụng loại thuốc đó và chuyển sang liệu pháp tâm lý (như CBT), hoặc chuyển sang thuốc khác với công dụng tương tự nhưng ít tác dụng phụ hơn.
>>> Để hiểu rõ hơn về cách điều trị bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Những biện pháp có thể giúp ngăn ngừa rối loạn lo âu trong thai kỳ
- Nói chuyện với chồng, gia đình hoặc bạn bè về cảm xúc của bạn.
- Cố gắng không để bản thân mặc cảm hoặc xấu hổ. Những cảm xúc này không phải là lỗi của bạn.
- Chăm sóc bản thân – suy nghĩ tích cực và hãy thử một số mẹo để bạn có được sức khỏe tinh thần tốt.
- Hãy thử học về các kỹ thuật thư giãn đơn giản và thực hành chúng thường xuyên.
- Bạn cũng nên thử đọc các cuốn sách dành cho tâm lý phụ nữ mang thai, bạn sẽ nhận thấy nó rất hữu ích.
>>>Tham khảo thêm Biện pháp phòng chống rối loạn lo âu để biết cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh rối loạn lo âu trong thai kỳ.
Để điều trị rối loạn lo âu, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi