Ai là người dễ mắc bệnh rối loạn lo âu?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy lo âu ở một vài thời điểm trong cuộc đời, nhưng chúng sẽ nhanh chóng biến mất khi tình huống đó đã được giải quyết. Với những người có chứng rối loạn lo âu, cảm giác lo lắng luôn thường trực, và chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến cuộc sống bình thường của họ.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Sau đây là một số yếu tố khiến một người có thể dễ bị tình trạng rối loạn lo âu, bao gồm 3 nhóm ảnh hưởng lớn: độ tuổi, yếu tố cá nhân và yếu tố thực thể (hay tình trạng sức khoẻ).
>>>Để có được những thông tin đầy đủ nhất về bệnh rối loạn lo âu, bạn có thể tham khảo tại BỆNH RỐI LOẠN LO ÂU.
1. Độ tuổi
Các vấn đề đến từ sức khoẻ, những lo toan phiền muộn, và những thay đổi trong cuộc sống làm cho người từ độ tuổi trung niên có xu hướng dễ rối loạn lo âu hơn. Theo một số nghiên cứu, cứ 5 người ở độ tuổi trung niên có những triệu chứng rối loạn lo âu thì có một người cần được điều trị.
Theo thống kê, các rối loạn bệnh lý thường phổ biến hơn ở độ tuổi trung niên, gồm một số bệnh lý sẽ được đề cập ở phần yếu tố thực thể. Và dù mọi người vẫn nghĩ rằng rối loạn lo âu sẽ giảm khi chúng ta càng lớn tuổi, thay vào đó các vấn đề của trầm cảm hay Alzheimer sẽ nghiêm trọng hơn, nhưng các nhà tâm lý học lại cho rằng rối loạn lo âu không giảm theo độ tuổi, mà nó còn có nguy cơ tăng lên, tỉ lệ thuận với số tuổi của bạn.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Yếu tố cá nhân
Tiền sử gia đình: người gặp tình trạng rối loạn lo âu thường có tiền sử rối loạn tâm lý trong gia đình, hay các sang chấn tâm lý gặp phải lúc nhỏ như bị lạm dụng hay sang chấn tâm lý khiến tình trạng lo âu trở nên tồi tệ hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là người có chứng rối loạn lo âu sẽ hiển nhiên có tiền sử tiếp xúc hay trải qua các trải nghiệm tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý lúc nhỏ.Các tình huống căng thẳng đang phải đối mặt, gồm một số tình huống phổ biến như:
- Áp lực công việc hay thay đổi tính chất công việc
- Thay đổi môi trường sống
- Có thai hoặc đang mang thai
- Các rắc rồi từ mối quan hệ gia đình hay xã hội
- Các sự kiện khiến bản thân bị shock tin thần
- Những sang chấn về tinh thần hay thể xác
- Người bạn yêu thương đã mất
Ngoài ra hành vi của bản thân cũng có thể khiến lo âu ngày một lớn hơn, chẳng hạn như:
- Sợ những chỉ trích
- Hành động thái quá
- Sợ phải thất bại, hay không bao giờ cảm thấy bản thân “đủ tốt”
- Luôn tìm cách né những xung đột
- Luôn để tác động bởi ý kiến của người khác
- Sợ bị xấu hổ trước mặt mọi người
- Hay suy nghĩ bi quan
- Tiêu cực với các vấn đề sức khoẻ của bản thân
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Yếu tố thực thể (các vấn đề về sức khỏe)
Khi bản thân đang gặp một số vấn đề về sức khoẻ hoặc chính bệnh lý của bệnh nhân cũng có thể gây ra tình trạng lo âu kéo dài, như:
- Rối loạn hormone (như cường giáp/đái tháo đường/suy giáp):
Hormone được xem là tín hiệu hoá học được vận chuyển từ hệ thống mạch máu đến các cơ quan và tế bào đảm nhiệm cả về phản ứng tâm lý và thực thể, bao gồm cả lo âu. Chúng hầu như chịu trách nhiệm trong từng phản ứng của cơ thể và cơ thể sẽ làm quen với một hàm lượng hormone nhất định với phản ứng đó. Sự mất cân bằng hormone có thể khởi phát tự nhiên hay có yếu tố thúc đẩy như stress, hoặc cả hai.
- Hen suyễn: Đây là tình trạng bệnh lý tiềm ẩn do tình trạng viêm làm tắt nghẽn đường hô hấp của cơ thể. Hen va khó thở thường gây ra hoảng loạng tột độ, và có thể là nguyên nhân chính khiến tình trạng lo âu kéo dài ngày một nặng hơn.
- Hạ đường huyết: Xảy ra khi cơ thể đang thiếu hụt đường, nhất là não bộ. Đường huyết thấp sẽ gây tức thời làm các triệu chứng rối lọan lo âu tệ hơn chứ bản thân tình trạng này không gây ra các triệu chứng đó.
- Bệnh lý tim mạch: Bản thân rối loạn lo âu không gây ra các bệnh lý tim mạch, nhưng chúng sẽ ảnh hưởng sức khoẻ của hệ thống tim mạch. Căng thẳng kéo dài ( xuất phát từ rối loạn lo âu) khiến cơ thể bị suy kiệt, cả về tim. Người có bệnh lý tim mạch đi kèm với rối loạn lo âu có nguy cơ cao sẽ gặp tình trạng đau tim.
Ngoài ra rối loạn lo âu còn liên quan đến một số bệnh lý tim mạch khác, như tăng huyết áp, tăng nhịp tim hay nhịp tim không ổn định.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Không phải ai có yếu tố nguy cơ cũng mắc bệnh rối loạn lo âu, bạn cần phải dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu để xác định xem mình có đang mắc bệnh hay không.
>>>Xem các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu tại đây.
Nếu bạn thuộc nhóm người có các yếu tố nguy cơ và có các dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bạn có thể đặt khám với các bác sĩ của chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi