Bệnh HIV có chữa được không? Phòng chống bệnh HIV như thế nào?

Bệnh HIV có chữa được không? Phòng chống bệnh HIV như thế nào?

Đã nhiều năm trôi qua nhưng HIV vẫn là căn bệnh khiến cho bao người cảm thấy khiếp sợ. Với sự phát triển của y học ngày nay, nhiều loại thuốc đã được tìm ra để giúp người bệnh. Tuy nhiên, bệnh HIV có chữa khỏi được không? Làm sao để phòng chống lây nhiễm HIV? Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết nhé.

Liên hệ tư vấn về HIV miễn phí - Bảo mật thông tin 0886006167

Tóm tắt nội dung:

1. Bệnh HIV/AIDS là gì?

2. Bệnh HIV có chữa khỏi được không?

3. Phòng chống bệnh HIV ra sao?

4. Điều trị bệnh HIV như thế nào?

5. Liên hệ với bác sĩ điều trị HIV

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

1. Bệnh HIV/AIDS là gì?

HIV (virus suy giảm miễn dịch ở người – human immunodeficiency virus) là một loại virus làm suy yếu hệ miễn dịch và gây cản trở khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của cơ thể. Nếu như không điều trị, HIV có thể dẫn tới tử vong do AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). 

Đại dịch AIDS xuất phát từ Mỹ vào thập niên 1980. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thống kê, có hơn 35 triệu người mắc HIV kể từ khi người ta phát hiện ra virus HIV. 

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra cách chữa trị hiệu quả cho đại dịch HIV/AIDS. Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay đang có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đi tìm phương pháp chữa khỏi HIV. Phương pháp điều trị

Xem thêm: 

Bệnh nhân mắc bệnh HIV AIDS có thể sống được bao lâu?

Bệnh nhân mắc HIV nếu điều trị bằng thuốc ARV sống được bao lâu?

HIV bằng thuốc kháng retrovirus hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới cho phép người nhiễm HIV ngăn ngừa diễn tiến của bệnh và kéo dài thời gian sống. Các nhà khoa học, các bác sĩ y học cộng đồng, các tổ chức chính phủ, các hiệp hội cộng đồng, các nhà hoạt động vì người bệnh HIV và các công ty dược đã đóng góp công sức rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị HIV.

>>>Để biết HIV lây nhiễm như thế nào, bạn có thể xem tại Con đường lây nhiễm HIV

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

2. Bệnh HIV có chữa khỏi được không?

Các nhà nghiên cứu vẫn đang hi vọng rằng họ đang đi đúng hướng trong việc tìm ra cách chữa khỏi HIV. Hiện giờ, đây vẫn là điều ngoài tầm với của loài người. Nhưng vẫn có 3 trường hợp hi hữu được chữa khỏi HIV có thể cung cấp thêm nhiều manh mối cho các nhà khoa học.

Có lẽ bệnh nhân HIV nổi tiếng nhất vì đã khỏi bệnh hoàn toàn là “Bệnh nhân Berlin” Timothy Ray Brown. Anh ấy là người đầu tiên và duy nhất được chữa khỏi HIV hoàn toàn. Vào năm 2006, Brown biết mình mắc bệnh bạch cầu tủy cấp. Anh ấy cũng biết rằng mình bị nhiễm HIV và đã sử dụng thuốc kháng HIV nhiều năm rồi. Sau khi hóa trị mà vẫn không khỏi bệnh bạch cầu cấp, Brown tới Berlin để thực hiện 2 phẫu thuật ghép tủy từ một người không bị nhiễm HIV. 10 năm sau, Brown đã khỏi bệnh bạch cầu tủy cấp và HIV. Các bệnh nhân khác cũng bị bệnh bạch cầu và dương tính với HIV được điều trị giống Brown nhưng vẫn không hết HIV. Tới hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa hiểu tại sao Brown lại được chữa khỏi HIV.

3. Phòng chống bệnh HIV ra sao?

Các manh mối tới từ các em bé

Thông thường, các em bé được sinh ra bởi mẹ dương tính với HIV được sử dụng các thuốc phòng ngừa nhiễm HIV. Chỉ sau khi có kết quả của 2 xét nghiệm HIV dương tính thì bác sĩ mới chuyển qua cho bé dùng thuốc điều trị HIV. Lần xét nghiệm đầu tiên nên được thực hiện lúc bé được 2 -3 tuần tuổi.

Đôi khi các bác sĩ tiếp cận cách chữa trị HIV cho trẻ sơ sinh theo một hướng khác. Một bé đến từ California có mẹ mắc bệnh AIDS được dùng thuốc ART sau khi ra đời được 4 giờ. 9 tháng sau, năm 2014, bé vẫn âm tính với HIV và được tiếp tục dùng ART.

Một ca bệnh khác gây được sự chú ý của nhiều người. Các bác sĩ cho một bé tới từ Mississippi có mẹ nhiễm HIV dùng thuốc điều trị HIV sau khi ra đời 30 tiếng đồng hồ. Cô bé âm tính với HIV hơn 2 năm và một số người nói rằng cô bé đã thuyên giảm vào khoảng thời gian đó – năm 2013. Nhưng vào năm 2014, lúc bé được 4 tuổi, kết quả xét nghiệm HIV của bé dương tính. Mẹ của bé đã không cho bé tiếp tục sử dụng thuốc ART khi bé đủ 18 tháng tuổi. Cô bé đã được tiếp tục sử dụng ART, học hết lớp mẫu giáo vào tháng 6/2016 và “vẫn đang rất tốt” – theo lời bác sĩ Hannah Gay, bác sĩ điều trị chính cho bé. Bác sĩ Gay cho biết bà đang làm một album ảnh cho cô bé để ngày nào đó cô bé sẽ biết được vai trò quan trọng của mình trong việc giúp đỡ các chuyên gia hiểu thêm về HIV.

Ba trường hợp trên đã ghi lại những chi tiết quan trọng trong việc tìm hiểu về HIV và chiếu một vài tia sáng le lói cho các nhà khoa học trong công cuộc đi tìm phương pháp chữa khỏi hoàn toàn HIV cho nhân loại. Con đường đó chúng ta đã đi được tới đâu rồi? Hãy nhìn qua một vài phương pháp điều trị và phòng ngừa HIV hiện nay đang được thực hiện trên thế giới.

Vaccine phòng ngừa HIV

Việc tìm ra vaccine phòng ngừa HIV sẽ cứu được hàng triệu sinh mạng trên thế giới này. Tuy nhiên, cũng như phương pháp điều trị triệt để HIV, vaccine phòng ngừa hiệu quả vẫn chưa được các nhà khoa học tìm ra.

Vào năm 2009, một nghiên cứu được in trên Tạp chí Virology cho biết vaccine thử nghiệm phòng ngừa được khoảng 31% trường hợp nhiễm virus mới. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này đã không được thực hiện tiếp tục do các yếu tố nguy cơ nguy hiểm xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

Hiện nay, các nghiên cứu đi tìm vaccine phòng ngừa HIV vẫn đang được tiếp tục thực hiện trên toàn thế giới và mỗi năm đều có phát hiện mới cũng như nhiều thử nghiệm lâm sàng cho các loại vaccine này.

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

Phòng ngừa cơ bản

Trong lúc HIV chưa có vaccine phòng bệnh thì chúng ta vẫn có nhiều cách để ngăn ngừa lây nhiễm virus HIV. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể tự bảo vệ mình:

  • Đi kiểm tra HIV và biết rõ tình trạng bệnh của bạn tình trước khi quan hệ tình dục
  • Kiểm tra, chẩn đoán và điều trị các bệnh lây qua đường tình dục
  • Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục
  • Nếu tiêm thuốc, đảm bảo sử dụng bơm kim tiêm mới, vô trùng và không dùng chung bơm kim tiêm với bất kì người nào khác.

Dự phòng trước phơi nhiễm

Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là biện pháp dự phòng bằng cách dùng thuốc phòng ngừa hàng ngày cho những người chưa từng bị nhiễm HIV để làm giảm khả năng nhiễm HIV nếu như bị phơi nhiễm. Đây là biện pháp có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây truyền HIV ở nhóm người có nguy cơ cao như:

  • Nam quan hệ tình dục với bạn tình là nam qua đường hậu môn, không dùng bao cao su hoặc có bệnh lây qua đường tình dục trong vòng 6 tháng gần đây
  • Nam hoặc nữ quan hệ tình dục không dùng bao cao su với bạn tình có nguy cơ nhiễm HIV cao hoặc không biết rõ tình trạng nhiễm HIV của bạn tình
  • Những người tiêm ma túy trong vòng 6 tháng gần đây hoặc dùng chung kim tiêm với người khác
  • Phụ nữ mong muốn có con với người nhiễm HIV

Theo CDC thì dự phòng trước phơi nhiễm làm giảm nguy cơ nhiễm HIV tới 92% ở nhóm có nguy cơ cao nếu dùng thuốc liên tục và chỉ có tác dụng nếu người tham gia dùng thuốc đúng liều, đúng thời điểm.

Dự phòng sau phơi nhiễm

Dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) là dùng thuốc kháng virus khẩn cấp, dùng sau khi nghi ngờ phơi nhiễm HIV. Nhân viên y tế có thể cân nhắc sử dụng biện pháp dự phòng sau phơi nhiễm cho bệnh nhân trong các tình huống sau:

  • Một người nghĩ họ có thể phơi nhiễm với HIV khi quan hệ tình dục (thủng bao cao su hoặc không sử dụng bao cao su)
  • Người dùng chung bơm kim tiêm
  • Người bị xâm hại tình dục

Đây chỉ là phương pháp dự phòng khẩn cấp, cần được thực hiện trong 72 giờ đầu sau phơi nhiễm, lí tưởng nhất là được sử dụng càng gần thời điểm phơi nhiễm càng tốt. Nhân viên y tế sẽ kê đơn nhiều loại thuốc phối hợp với nhau và dùng thuốc kháng virus trong vòng 1 tháng sau phơi nhiễm.

Hãy liên hệ với bác sĩ theo số 0886006167 để được tư vấn kỹ hơn về dự phòng phơi nhiễm HIV

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Tham khảo thêm bài viết: Pep là gì? Prep là gì? Mua Pep, Prep ở đâu? để hiểu thêm khái niệm về 2 hình thức dự phòng chống phơi nhiễm HIV này

_____________________________

   HELLO DOCTOR - MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ: 19001246

Tư vấn qua CHAT ZALO

_____________________________

4. Điều trị bệnh HIV như thế nào?

Nhờ vào các tiến bộ khoa học kĩ thuật, hiện nay HIV được xem là một bệnh mạn tính có thể kiểm soát được. Liệu pháp điều trị kháng virus cho phép người nhiễm HIV duy trì sức khỏe của họ cũng như làm giảm nguy cơ lây truyền virus HIV cho người khác.

Thuốc điều trị HIV có 2 tác dụng chính là:

- Làm giảm tải lượng virus: tải lượng virus được đo bởi số lượng HIV RNA có trong máu. Mục tiêu của thuốc điều trị HIV là làm giảm tải lượng virus xuống dưới mức có thể phát hiện được.

- Cho phép cơ thể khôi phục lại số lượng tế bào CD4 về mức bình thường.

>>>Xem thêm: Bắt đầu điều trị HIV khi nào.

Các loại thuốc điều trị HIV được phối hợp với nhau tùy tình trạng của bệnh nhân để phòng ngừa tình trạng kháng thuốc và phải được dùng hàng ngày để phát huy tác dụng. Quyết định đổi sang loại thuốc điều trị mới do tác dụng phụ của thuốc phải được cân nhắc và bàn bạc kĩ lưỡng giữa bác sĩ điều trị và người bệnh.

5. Liên hệ với bác sĩ điều trị HIV

Để điều trị bệnh HIV hoặc cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 hoặc 0886006167. Các bác sĩ của chúng tôi sẽ giúp đỡ được cho bạn.

Gọi điện Tư vấn và Hẹn khám Bác sĩ: 19001246 

Tư vấn qua CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

Bảo mật danh tính hoàn toàn!

Hỗ trợ điều trị HIV hiệu quả

Bạn/người thân nếu có tiếp xúc với Hiv (nghi ngờ nhiễm Hiv), hoặc đã được điều trị Hiv cần lời khuyên phương án điều trị hiệu quả, nên tìm các cơ sở y tế có các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV. Sau đây là cách thức để bạn có thể đánh giá được chất lượng của cơ sở y tế và bác sĩ điều trị cho bạn:


1- Bạn hãy liên lạc đến số điện thoại cơ sở y tế để tư vấn: Hãy đánh giá chất lượng nhiệt tình và kiến thức của người tư vấn cho bạn qua điện thoại ( cơ sở y tế không nhiệt tình, hoặc hàm lượng kiến thức cho bạn ít dẫn đến chất lượng chăm sóc trong quá trình điều trị hoặc sau điều trị không tốt)


2- Đến trực tiếp cơ sở y tế: Ngoài việc tư vấn qua điện thoại, đến trực tiếp sẽ giúp bạn được nhiều hơn như: gặp trực tiếp tư vấn viên và bác sĩ tại cơ sở y tế. Tại cơ sở y tế bạn hãy hỏi rõ thêm:
- Các xét nghiệm HIV được làm (Test kháng nguyên, kháng thể, PCR, CD4, kháng thuốc, tải lượng HIV...): Việc am hiểu xét nghiệm sẽ đánh giá được mức độ tình trạng của bạn hiện tại rõ ràng và khoa học.
- Thuốc điều trị: Dựa vào xét nghiệm, bạn được tư vấn các loại thuốc phù hợp (Nhạy cảm với thành phần của thuốc nào? bạn có đang bị các vấn đề gan thận không? có bị trầm cảm/stress không?...), cơ sở y tế càng có nhiều loại thuốc sẽ có càng nhiều phương án điều trị hiệu quả cho bạn.


3- Theo dõi trong quá trình điều trị: hiện tại việc theo dõi điều trị tại các bệnh viện theo dõi bằng hình thức đến đăng kí khám lại, theo dõi hồ sơ dựa trên sổ khám bệnh. Hãy chọn đơn vị y tế có thể hỗ trợ bạn bằng hình thức sau: qua điện thoại, qua zalo, và đến trực tiếp (không chờ đợi, không phải đăng kí quá phức tạp). Tác dụng phụ hay gặp phải: Đa số thuốc điều trị HIV có nhiều tác dụng phụ do vậy việc theo dõi rất quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng điều trị của bạn. Dựa vào triệu chứng, kết quả xét nghiệm, thời gian sử dụng thuốc... tóm lại, THEO DÕI ĐIỀU TRỊ RẤT QUAN TRỌNG
- Bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc được đào tạo về HIV sẽ có chuyên môn tốt để khám, chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn giúp bạn TIẾT KIỆM CHI PHÍ, điều trị hiệu quả. Ngoài ra, đơn vị y tế nếu có thêm các chuyên khoa khác cũng có thể giúp nhiều cho bạn vì đi kèm Hiv thường thêm các vấn đề về: Da liễu, Nam Khoa, Tiết niệu, tiêu hoá.


4- Bảo mật thông tin: Vì bệnh HIV khá nhạy cảm trong xã hội hãy hỏi rõ việc bảo mật thông tin cho bạn được tiến hành thế nào?

_____________________________

   HELLO DOCTOR-MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          ĐẶT KHÁM & TƯ VẤN: 19001246

_____________________________


Hello Doctor là nơi qui tụ nhiều bác sĩ chuyên khoa giỏi, có đội ngũ quản lí nhiều kinh nghiệm, áp dụng công nghệ hiện đại giúp việc chăm sóc theo dõi điều trị hiệu quả, các hãng dược lớn thường cung cấp thông tin mới nhất về thuốc mới, độ an toàn, chất lượng cao.

Chia sẻ bệnh nhân 


- 19/03/2019- Giấu tên: 6 tháng trước có đi bóc bánh trả tiền, gọi gà một lần bị rách bao. Sợ bị nhiễm HIV muốn đi khám nhưng lại sợ bị người khác biết. Cuối cùng thì được bác sĩ ở đây cam kết không hỏi thông tin tới khám và xét nghiệm lúc nhờ tư vấn nên cảm thấy bớt lo. Rất cảm ơn.
- 07/03/2018- Trần Thị Hằng: Tôi đã rất lo lắng cho em mình vì nó đã quan hệ tình dục với một người có nhiều khả năng bị nhiễm HIV. Nhưng sau khi đi xét nghiệm thì âm tính. Các bác sĩ đã giúp tôi và em bình tĩnh lại trong thời gian chờ kết quả, cảm ơn các bác sĩ rất nhiều
-27/03/2019 - Lâm: Bác sĩ Dương rất tận tâm với Nghề. Gia đình tôi mang ơn bs Dương đã điều trị cho cháu nhà tôi 10 năm nay.

Lời khuyên của chuyên gia về điều trị HIV


- Bác sĩ Quân-Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới: " Điều trị HIV cần được đánh giá dựa trên xét nghiệm, sử dụng thuốc và theo dõi liên tục tránh bị nhiễm trùng cơ hội"
- Bác sĩ Dương- Phó cục trưởng cục HIV: " Tuân thủ nghiêm ngặt đơn thuốc của bác sĩ là bí quyết giúp bệnh HIV không bị lây nhiễm cho người khác, giúp bệnh nhân sống khoẻ lâu dài"
- Bác sĩ Việt- bệnh viện Trưng Vương: " Bệnh HIV hiện nay không còn là một vấn nạn xã hội so với các bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tự miễn... HIV nhẹ nhàng hơn rất nhiều"

 



Thông tin thêm về HIV/AIDS

Thuốc PrEP là gì? 3 điều khi mua PrEP cần lưu ý để sử dụng an toàn nhất.
Thuốc PrEP (Preexposure prophylaxis) là thuốc dự phòng TRƯỚC phơi nhiễm, bảo vệ khỏi lây nhiễm HIV lên đến hơn 90%. WHO khuyến cáo rằng những người có...
Triệu chứng HIV: 15 dấu hiệu HIV thường gặp. Làm sao biết không bị HIV?
Bạn thân mến, vui lòng ghi nhớ khuyến nghị từ các bác sĩ - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: "Khi nghi ngờ bản thân có khả năng bị...
Phơi nhiễm HIV là gì, cách xử lý khi bị phơi nhiễm?
Bài viết này, bác sĩ sẽ giúp bạn sẽ hiểu rõ hơn về phơi nhiễm HIV là gì, các trường hợp phơi nhiễm, cách xử lý khi bị phơi...
Các cách xét nghiệm máu HIV nhanh và chính xác nhất
Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang có nguy cơ mắc bệnh HIV hoặc trong giai đoạn sơ nhiễm, xét nghiệm máu là việc bạn cần phải làm ngay. Dưới...
Hướng dẫn cách dùng thuốc phơi nhiễm HIV từ bác sĩ
Khi có phơi nhiễm với HIV, người bệnh cần được điều trị dự phòng bằng thuốc chống phơi nhiễm HIV - ARV trong vòng 72 giờ. Vậy trường hợp nào cần dùng thuốc phơi...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Thương

    Hy vọng sẽ sớm tìm ra loại thuốc điều trị bệnh HIV hoàn toàn.

    10/05/2019
  • Nguyên Anh

    Hy vọng trong tương lai có thể tìm ra loại thuốc chữa trị căn bệnh này cho nhiều người đỡ khổ.

    02/04/2018
Trubg luu (19/04/2023)
Tư vấn hiv
Bùi hữu phước(10/07/2022)
E mới phát hiện mình dương tính hiv giờ e phải làm sao bác sĩ
Kênh Giải Trí (06/08/2019)
cho hỏi bắc sĩ
hoaiduong le (06/10/2019)
Thua bac si ,e co quan he voi nguoi duong tinh voi hiv,cach day 3 thang.va khi e lam xet ngiem thi am tinh voi hiv .lieu e co bi nhiem hiv khong a
Thu Trang (10/05/2019)
Phải làm sao đây, tôi mới đi làm xét nghiệm và có kết quả dương tính với bệnh HIV. Tôi thấy như tất cả sụp đổ trước mắt, tôi làm sao có thể đối diện với người thân của mình, với mọi người xung quanh đây.
Hello Doctor (10/05/2019)
Chào bạn Trang, xin bạn đừng lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể điều trị bệnh HIV với thuốc ARV và sống như bao người bình thường. Chỉ cần bạn làm theo những hướng dẫn chống lây nhiễm bệnh cho người khác thì bạn hoàn toàn có thể hòa nhập với cộng đồng như bình thường.
Quỳnh (27/10/2021)
Mình lấy được thuốc chữa khỏi hẳn trong vòng 3 tháng bằng đông y. Đã khỏi nhiều rồi. Bạn nào cần liên hệ Quỳnh 0931497559
Do TAN DUNG (11/07/2018)
Em xin chao bac si.bac cho em hoi.me chao bi nhiem HIV nhung khi sinh chao ra duoc mot thang tuoi thi di xet nghiem cho chau la am tinh.va hien nay chau duoc 1 tuoi va gia dinh dua chau di xet nghiem lai la duong tinh.vay thi bac si cho em hoi nguyen nhan lam sao ma lai co ket qua nhu vay .em cam on bac si.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung