Người bị động kinh không nên ăn gì?

Người bị động kinh không nên ăn gì?

Bệnh động kinh là một trong những bệnh lý tâm thần cần được theo dõi và điều trị kịp thời, tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, để hỗ trợ điều trị bệnh, một chế độ dinh dưỡng khoa học, đúng cách là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt người bệnh cần lưu ý tránh hoặc không nên ăn những thực phẩm sau:

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Caffein và những chất gây kích thích hệ thần kinh

Cà phê, sô cô la, trà,...là những thực phẩm chứa nhiều Caffeine tự nhiên, chúng làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, kích thích hệ thống thần kinh trung ương giúp bạn tỉnh táo, giàu năng lượng hơn.

Tuy nhiên đối với một số người mắc bệnh động kinh, caffeine lại là một trong những tác nhân  gây kích hoạt cơn động kinh xảy ra thường xuyên hơn. Nếu người bệnh nghiện caffeine và không thể không uống chúng thì nên theo dõi mức độ ảnh hưởng cũng như tần suất của cơn động kinh khi họ sử dụng.

Tránh tinh bột tinh chế

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm gia tăng lượng đường huyết trong máu, kích thích cơn co giật xảy ra. Không chỉ vậy, theo một nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân mắc bệnh động kinh thực hiện chế độ ăn kiêng ăn tinh bột đã cho thấy cơn co giật giảm 90% so với những người thường xuyên ăn.

Các thực phẩm có lượng tinh bột tinh chế cao là nước ngọt, bánh pizza, bánh mì, bún, mì gói, bánh quy, khoai tây, khoai lang… Thay vào đó người bệnh nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, các loại hạt, sữa chua.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người bị bệnh động kinh cần tránh bột tinh chế

Thực phẩm giàu tinh bột sẽ làm gia tăng lượng đường huyết trong máu, kích thích cơn co giật xảy ra.

Hạn chế các loại trái cây và rau củ giàu tinh bột

Hầu hết các loại trái cây và rau quả đều có chỉ số tinh bột thấp, không làm tăng giảm đột ngột lượng đường trong máu. Tuy nhiên xoài, nho khô, chuối, khoai tây... là những trường hợp ngoại lệ, nếu người bệnh ăn quá nhiều sẽ dễ làm đường huyết tăng nhanh gây ra cơn co giật.  

Đậu nành và các chế phẩm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, estrogen có thể gây kích thích các tế  bào não và có thể làm tăng tần suất cơn động kinh. Trong mầm đậu nành rất giàu phytoestrogen tương tự estrogen, vì vậy nên hạn chế các thực phẩm như đậu nành, đậu tương, đậu hũ, các chế phẩm từ đậu nành cho người bị động kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Người bị động kinh không nên ăn đậu nành

Estrogen có trong đậu nành có thể gây kích thích các tế  bào não và có thể làm tăng tần suất cơn động kinh.

Hạn chế bột ngọt và chất phụ gia    

Nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, loại phụ gia làm ra bột ngọt được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, đây là một nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh.

Ngoài ra, chất dẫn Glutamat là chất dẫn truyền thần kinh kích thích, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng khả năng phóng điện đột ngột trong não bộ, kích thích cơn co giật, động kinh tái phát.

Vì vậy người bệnh nên cho ít bột ngọt vào thức ăn hàng ngày, hạn chế ăn ở quán ăn vì ở đây các đầu bếp thường nêm nhiều bột ngọt để món ăn có vị ngon hơn, thay vào đó, nên nấu cho người bệnh ăn tại nhà để điều chỉnh lượng gia vị cần thiết. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Trần Đình Trọng (22/01/2018)
    Tôi năm nay 19 tuổi. Năm 3-4 tuổi, tôi bị ngã từ độ cao 5m đập đầu xuống đất nằm bất động nhưng lúc sau lại tỉnh và không sao. Sau đó 1 năm thì tôi bắt đầu bị sốt cao. Tôi không biết đây có phải là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh không vì sau đó vào năm tôi lên 7 tuổi, tôi được đưa đi khám thì bác sĩ nói là bị động kinh nhẹ. Có dùng thuốc trong gần 1 năm nhưng không hết. Từ đó tôi cũng không đi khám hay dùng thuốc bác sĩ kê đơn nữa mà thỉnh thoảng mua những loại thuốc bổ não ở ngoài uống. Triệu chứng khi phát bệnh của tôi là mắt trợn ngược nhưng đứng hoặc ngồi yên, miệng lẩm bẩm và tay có thể làm vài hành động không kiểm soát, mất khả năng nhận thức khoảng 5 đến 10 giây. Ngày nào sức khoẻ tốt thì bị như thế 2-3 lần. Còn ngày yếu hay thay đổi thời tiết thì có thể bị liên tục cách nhau khoảng 10-20 phút, có thể ngay cả lúc ngủ. Tôi cũng hay bị đau đầu nên thường dùng Panadol hoặc Hapacol. Bác sĩ có thể tư vẫn cho tôi cách điều trị không? Và tôi muốn biết chi phí điều trị gồm tiền thuốc và điện não đồ khoảng bao nhiêu không vì nhà tôi khá khó khăn? Hiện tại tôi đang học đại học và rất tự ti về bệnh của mình. Mong bác sĩ giúp tôi.
    Hello Doctor (27/01/2018)
    Chào cháu Trọng, theo những mô tả của cháu thì bác nghĩ cháu bị động kinh thuộc thể cơn bé và là cơn vắng. Về nguyên nhân của động kinh có thể biết nguyên nhân hoặc không biết. Với cháu bác cho rằng nguyên nhân mà cháu đã kể có thể do lần 4 tuổi cháu bị ngã cao 5m có ngất. Nhưng dù biết hoặc không biết nguyên nhân thì cháu phải chữa trị bệnh hết sức kiên trì, đó là chọn thuốc phù hợp với thể động kinh mà cháu mắc phải. Thông thường thể động kinh cơn vắng phải dùng thuốc chống động kinh loại Depakin 200mg hoặc loại 500mg. Uống liên tục 3 năm liền không lên một cơn nào đồng thời theo dõi sóng động kinh qua điện não đồ, thấy ổn định tốt bác sĩ sẽ giảm thuốc dần và cho ngừng chữa trị. Nếu quá trình chữa trị có tái cơn thì phải chữa trị lại theo quy trình từ đầu. Trong quá trình chữa trị mỗi tháng phải khám định kỳ 1 lần để bác sĩ chỉnh lại liều thuốc cho phù hợp và 6 tháng kiểm tra điện não 1 lần.

    Cháu không nên bỏ chữa trị, cháu phải tích cực dùng thuốc đúng theo phác đồ thì mới khỏi bệnh được và mới có thể tiếp tục đi hoạc được. Đừng bao giờ từ bỏ hy vọng cháu nhé.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung