Bệnh động kinh cục bộ - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh động kinh cục bộ - Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Động kinh là tình trạng rối loạn thần kinh trung ương do sự phóng điện đột ngột và quá mức của các tế bào thần kinh. Nếu sự phóng điện này chỉ giới hạn ở một phần của vỏ não thì được gọi là cơn động kinh cục bộ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, việc đầu tiên là bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Biểu hiện bệnh động kinh cục bộ

Động kinh cục bộ có nhiều biểu hiện khác nhau tùy vào vị trí não bộ bị kích thích, bệnh thường kéo dài từ 1 – 2 phút. Tuy nhiên thường xuất hiện trong cùng một vùng não nhất định, vì vậy triệu chứng bệnh thường lặp lại với tính chất tương tự giữa các cơn động kinh. Các triệu chứng này có thể là:

  • Đột ngột giật cơ bắp trong một cánh tay hoặc chân.
  • Nhai hay có các cử động miệng lưỡi bất thường ngay khi trong miệng không có đồ ăn, thường kéo hay vuốt, xoa quần áo một cách vô ý thức.
  • Đột nhiên cảm thấy sợ hãi, vui hoặc tức giận không có lí do.
  • Nhìn lơ đãng về phía trước, không nhận thức rõ ràng về môi trường xung quanh.
  • Nói lặp đi lặp lại một từ hay một cụm từ, nói ra những câu vô nghĩa
  • Thay đổi tầm nhìn hoặc có hiện tượng ảo giác, nhìn thấy những sự vật không có thật.
  • Cảm giác có vị lạ trong miệng hoặc thấy mùi khó chịu (những mùi vị này không có thật)
  • Đột ngột mất cân bằng hoặc cảm thấy chóng mặt.
  • Một số các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện như: Tê ngứa da, đổ mồ hôi, buồn nôn, mặt đỏ bừng, đau bụng, tim đập nhanh,…

Người bệnh có thể vẫn còn ý thức, mất ý thức, hoặc không tỉnh táo trong cơn động kinh cục bộ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Nguyên nhân dẫn tới động kinh cục bộ là gì?

Động kinh cục bộ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có đến 70% trường hợp khởi phát đột ngột mà không xác định được nguyên nhân, 30% còn lại có thể do một trong số các yếu tố sau:

  • Di truyền: Một số gen có tính nhạy cảm cao cùng với các điều kiện môi trường khiến bệnh động kinh nói chung và bệnh động kinh cục bộ nói riêng phát triển.
  • Tổn thương não: Các chứng bệnh làm tổn thương não như khối u não, viêm màng não, đột quỵ,… cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh động kinh. Trong đó đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến căn bệnh này ở người trên 35 tuổi.
  • Chấn thương vùng đầu do tai nạn giao thông hoặc do thương tích va đập.
  • Trẻ sơ sinh bị tổn thương não do nhiễm trùng ở mẹ, thiếu dinh dưỡng hoặc sinh ngạt,...

Ai có nguy cơ mắc động kinh cục bộ?

Một số đối tượng dưới đây có nguy cơ cao phát triển động kinh cục bộ đó là:

  • Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ và người trên 60 tuổi.
  • Mắc các chứng rối loạn phát triển: Động kinh có thể liên quan đến các rối loạn về phát triển, như chứng tự kỷ, chứng rối loạn chức năng thần kinh đệm.
  • Sốt cao co giật ở trẻ em thông thường không gây nguy hiểm, nhưng nếu co giật nhiều lần hoặc kéo dài có nguy cơ cao phát triển động kinh cục bộ.

Điều trị động kinh cục bộ như thế nào?

Thuốc

Nhiều trường hợp bệnh động kinh cục bộ kéo dài suốt đời, cần phải kiểm soát liên tục bằng thuốc. Tuy nhiên nêú trẻ bị co giật sẽ tự ngưng động kinh khi lớn lên thì không cần áp dụng phương pháp này. Quá trình điều trị cần được theo dõi chặt chẽ để điều chỉnh liều khi cần thiết và cần kiểm soát các tác dụng phụ của thuốc.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Điều trị bệnh động kinh cục bộ theo chỉ định của bác sĩ

Cần sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh theo đúng chỉ định của bác sĩ (ảnh minh họa)

Phẫu thuật

Phẫu thuật não là một phương pháp rất phức tạp, chi phí cao đồng thời tiềm ẩn nhiều biến chứng do vậy rất hạn chế được áp dụng để điều trị bệnh động kinh tại Việt Nam.

Vì vậy có thể nói, hiện nay cách tốt nhất để kiểm soát những cơn động kinh cục bộ là dùng thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ kết hợp với các giải pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, để điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn cho cho người bệnh, người bệnh nên tránh các hoạt động có thể gây nguy hiểm như lái xe, bơi lội, vận hành máy móc,… cho đến khi cơn động kinh cục bộ được kiểm soát hoàn toàn kết hợp với việc duy trì lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, ăn uống khoa học, tránh uống quá nhiều rượu và tập thể dục hằng ngày.

Để điều trị bệnh động kinh cục bộ, liên hệ đặt khám với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để được các bác sĩ giúp đỡ và hỗ trợ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung