Bệnh động kinh: Căn bệnh khó chữa và dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh động kinh: Căn bệnh khó chữa và dễ chẩn đoán nhầm

Bệnh động kinh có thể gặp ở tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già. Điều trị động kinh rất khó khăn và phụ thuộc vào thuốc, đặc biệt các bệnh nhân có cơn động kinh liên quan tới tổn thương não.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Căn bệnh dễ chẩn đoán nhầm

Động kinh được phân loại thành nhiều thể bệnh khác nhau. Bệnh biểu hiện ở các rối loạn tâm thần và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có biện pháp kiểm soát cơn động kinh. Bệnh cũng có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng điều trị bệnh động kinh bằng thuốc vẫn là quan trọng nhất.

Bệnh động kinh có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ tới người già. Co giật ở trẻ nhỏ thường là do chấn thương sản khoa, nhiễm trùng (viêm màng não), dị tật bẩm sinh hoặc sốt cao. Co giật ở tuổi trung niên nguyên nhân chủ yếu do chấn thương vùng đầu, chất kích thích hoặc tác dụng phụ của thuốc. Ở người lớn tuổi u nãobị đột quỵ gây ra tỷ lệ cao khi xuất hiện các cơn động kinh.

Động kinh vô căn chiếm 75% số bệnh nhân động kinh, thường xảy ra ở người từ 1- 25 tuổi, trong đó 75% bệnh nhân xuất hiện cơn trước 18 tuổi.

Bệnh động kinh khá phổ biến nhưng lại dễ bị chẩn đoán điều trị nhầm. Theo các nhà khoa học có đến 51-54% trường hợp chẩn đoán nhầm bệnh động kinh. Đa phần các bệnh nhân này bị rối loạn phân ly, tỷ lệ nữ rối loạn thường cao hơn nam.

Cần phải phân biệt cơn động định và cơn co giật không động kinh. Cơn động kinh thường là do các cơ tự động, người bệnh sẽ tiểu không tự chủ và cắn lưỡi. Trong khi đó, cơn co giật không động kinh thường kéo dài hơn hai phút, khởi phát từ từ, vận động tự nhiên, có cơn bạo lực chuyển động đầu từ bên này sang bên kia, mắt nhắm.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh động kinh dễ bị chẩn đoán nhầm

Bệnh động kinh khá phổ biến nhưng lại dễ bị chẩn đoán điều trị nhầm.

Điều trị động kinh gặp nhiều khó khăn

Để xác định được một người có mắc bệnh động kinh hay không cần phải đi khám chuyên khoa tâm thần, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điện não đồ để chẩn đoán bệnh. Hình ảnh cộng hưởng từ sẽ cho thấy tổn thương não hay không. Sau khi chẩn đoán xác định, bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn thuốc phù hợp với từng đối tượng dựa trên tuổi, giới, cơn động kinh.

Điều trị động kinh là tức là kiểm soát cơn động kinh. Những trường hợp người bệnh bị động kinh nguyên nhân do tổn thương não gây nên thường rất khó khăn trong điều trị. Thời gian điều trị để cắt được cơn động kinh thường phải kéo dài.

Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân theo nguyên tắc là dùng liều thấp đến cao. Sau đó, tăng dần trong giới hạn an toàn nhằm cắt cơn động kinh. Nếu dùng một loại thuốc nhưng không cắt được cơn động kinh thì người bệnh cần phải kết hợp các loại thuốc khác nhau.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cắt được cơn sẽ duy trì liều dùng thuốc đó trong 3-4 năm liên tục, thậm chí có thể lâu hơn. Nếu người không lên cơn mới giảm liều dùng và dần dần ngưng thuốc.

Khi bệnh nhân lên cơn động kinh, cần giúp bệnh nhân khỏi bị ngã gây chấn thương, tuyệt đối không giữ tay, chân bệnh nhân khi lên cơn động kinh vì sẽ rất dễ gây gãy xương, sai khớp. Để không bị cắn vào lưỡi người nhà bệnh nhân có thể cho vào giữa hai hàm một miếng cao su hoặc vật mềm vào miệng bệnh nhân.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Các loại cơn động kinh

  • Động kinh được chia làm nhiều loại như:
  • Động kinh toàn thể co cứng - co giật;
  • Cơn vắng (động kinh toàn thể cơn nhỏ);
  • Hội chứng Lennox Gastau;
  • Hội chứng West;
  • Động kinh cục bộ vận động Bravais Jackson (BJ);
  • Động kinh thùy thái dương;
  • Động kinh thùy trán;
  • Động kinh thùy chẩm;
  • Các cơn động kinh thùy đỉnh;
  • Cơn động kinh đặc biệt (cơn động kinh gian não, cơn đột quỵ động kinh, cơn đau bụng, cơn động kinh thể lưới, cơn động kinh ngoại tháp, cơn co cứng cục bộ, cơn đao đầu).

Khi bị bệnh động kinh, bạn nên điều trị với bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả khôn lường do bệnh gây ra. Liên hệ ngay với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám với các bác sĩ. 



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Động kinh

Bệnh động kinh ở nam giới
Đàn ông trải qua các vấn đề về động kinh mà chỉ có duy nhất đối với giới tính của họ. Những điều này có thể là khá phức...
Chăm sóc bệnh nhân động kinh
Hầu hết các cơn động kinh xảy ra trong cộng đồng (ngoài bệnh viện) nên việc nắm vững các kiến thức xử trí trong và chăm sóc sau cơn động kinh xảy ra...
Thuốc điều trị động kinh
Bệnh động kinh là bệnh mãn tính và rất khó để chữa khỏi hoàn toàn. Phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu hiện nay...
Bệnh động kinh có di truyền không?
1. Di truyền và ảnh hưởng đến bệnh động kinh 2. Nguy cơ khi có người nhà mắc bệnh động kinh 3. Động kinh có nên có con hay không ? 4....
Bệnh động kinh nên ăn gì
Bệnh động kinh là một rối loạn thần kinh bắt nguồn từ các tín hiệu điện trong não, gây co giật tái diễn. Hoặc sự phóng điện não bộ quá...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Đào Duy Mạnh (22/01/2018)
    Chào bác sĩ, người nhà tôi năm nay 40 tuổi. Cứ mỗi khi uống rượu vào là y như rằng bị nhức đầu ghê gớm. Vậy có phải người nhà tôi bị động kinh không ạ.
    Hello Doctor (27/01/2018)
    Chào bạn Duy Mạnh, người nhà của bạn mỗi lần nhậu, do uống bia hoặc rượu nhiều nên bị đau đầu. Chính bia, rượu cũng gây kích thích thần kinh nên những người bị bệnh tâm thần hay động kinh sử dụng rượu, bia làm cho bệnh tái phát và lên cơn nặng hơn. Tôi trả lời bạn ngay rằng người nhà bạn không phải động kinh. Động kinh phải có cơn co giật, dù không uống rượu,bia cũng lên cơn, chỉ có điều nếu uống rượu, bia thì người bệnh động kinh sẽ dễ lên cơn và nặng hơn. Còn mỗi khi uống bia, rượu mà điên cuồng như bạn nói thì đó có thể là loạn thần do rượu, bia mà thôi. Bệnh này xảy ra ở người nghiện rượu, bia. Tốt nhất bạn nên đưa người nhà đến gặp bác sĩ Tâm thần để cai rượu, bia và tuyệt đối không uống rượu, bia nữa thì người sẽ khỏe và không loạn thần nữa. Tuy nhiên để cai được bia, rượu không hề đơn giản. Chính vì vậy cần sự quyết tâm rất lớn ở người bệnh.

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung