Đau dây thần kinh tọa ở chân
Đau thần kinh tọa là cơn đau nhói bắt đầu từ thắt lưng lan xuống mông và xuống mặt sau của một chân. Cơn đau thường do chèn ép dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, gai xương hoặc căng cơ.
3. Các triệu chứng đau thần kinh tọa
5. Chẩn đoán đau thần kinh tọa
7. Ngăn ngừa là chìa khóa để tránh sự tái phát
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại theo số 1900 1246 hoặc nhắn tin trên facebook
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Bác sĩ Ngoại Thần Kinh Bệnh viện chợ Rẫy
1.Tổng quan
Đau thần kinh tọa là cơn đau nhói bắt đầu từ thắt lưng lan xuống mông và xuống mặt sau của một chân. Cơn đau thường do chèn ép dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm, gai xương hoặc căng cơ. Chính bạn đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng tránh, điều trị và hồi phục vấn đề đau chân. Đau chân sẽ giảm khi bạn nghỉ ngơi, tập vật lí trị liệu và những sự chăm sóc bản thân khác. Đau mạn tính có thể thuyên giảm khi bạn phẫu thuật.
2. Các loại đau chân
Đau chân có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng và phân loại theo cấp tính hay mạn tính.
Đau thần kinh tọa cấp tính xảy ra bất thình lình và thường khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần. Độ nặng liên quan trực tiếp đến số lượng mô bị tổn thương. Nguồn cơn của cơn đau có thể đến từ các khớp cột sống, đĩa đệm, dây thần kinh hoặc cơ và dây chằng.
Đau thần kinh tọa mạn tính kéo dài trong hơn 3 tháng và khởi nguồn cơn đau có thể khó để tìm ra. Các yếu tố góp phần nên đau có thể bao gồm tổn thương thần kinh, mô sẹo, viêm khớp hoặc các tác động đến thần kinh của cơn đau.
Cơn đau thần kinh tọa cổ điển bắt đầu ở vùng thắt lưng và mông. Cơn đau ảnh hưởng đến mặt sau đùi của một chân, qua gối và thỉnh thoảng lan xuống cẳng chân và bàn chân. Bạn có thể sẽ thấy ở chân đau hơn vùng thắt lưng. Mức độ đau đa dạng, từ đau nhẹ nhẹ đến nóng rát nặng hoặc đau nhói.
Tê mỏi hay cảm giác như kim châm chích có thể xảy ra ở chân và bàn chân. Tuy nhiên đây thường không phải là điều đáng lo ngại của bạn cho đến khi bạn bị yếu cơ ở chân.
Tập thể dục, căng cơ nhẹ nhàng và giữ cân nặng phù hợp là những yếu tố then chốt trong điều trị.
Tư thế ngồi thường khiến bạn đau nhất vì trọng lượng cơ thể ở vị trí này đặt lên vùng đĩa đệm. Các hoạt động như gập người lại hoặc vặn người sẽ làm cơn đau nặng hơn. Tư thế nằm thẳng người sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau. Chạy bộ hoặc đi bộ cũng giúp bạn cảm thấy đỡ hơn việc ngồi hay đứng trong thời gian quá lâu.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ y tế ngay lập tức nếu bạn có sự yếu ở chân, tê ở vùng cơ quan sinh dục hoặc mất chức năng bàng quang hoặc chức năng ruột. Đó là những dấu hiệu của hội chứng chùm đuôi ngựa. Đây là một tình trạng nghiêm trọng cần được phát hiện và điều trị sớm.
4. Các nguyên nhân:
Nguyên nhân đau thần kinh tọa do nhiều tình trạng làm khó chịu và đè ép dây thần kinh tọa:
Hội chứng cơ hình lê: Sự siết chặt hay co thắt của cơ hình lê có thể đè ép dây thần kinh.: Tightening or spasm of the piriformis muscle can compress the nerve.
Chấn thương: Chấn thương do chơi thể thao hoặc té ngã có thể làm gãy cột sống hoặc rách cơ và tổn thương thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm: Chất dịch ở vùng trung tâm của đĩa đệm có thể nhô ra qua một vùng yếu của thành đĩa đệm và chèn ép dây thần kinh.
Xẹp: Thu hẹp ống xương ở cột sống có thể chèn ép tủy sống và các dây thần kinh.
Viêm xương khớp: Các đĩa đệm bình thường sẽ khô và teo lại theo tuổi tác. Một vết rách nhỏ ở thành đĩa đệm có thể gây đau. Gai xương cũng có thể hình thành. Các diện khớp to ra và dây chằng dày lên.
Trượtđốt sống: Gãy các diện khớp do yếu hoặc do đè nặng lên nó có thể làm các đốt sống trượt ra khỏi vị trí bình thường của nó và chạm vào dây thần kinh.
Đau chân cũng có thể do các vấn đề khớp ở hông hoặc khớp cùng chậu. Dạng này cũng thường gặp những không phải đau thần kinh tọa.
5. Chẩn đoán:
Thăm khám lâm sàng cẩn thận sẽ có thể tìm ra được dạng và nguyên nhân cho các vấn đề cột sống và các phương pháp điều trị. Các xét nghiệm chẩn đoán bao gồm thăm khám lâm sàng và bệnh sử. Thỉnh thoảng chụp hình ảnh như X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp MRI và các xét nghiệm để kiểm tra sức mạnh của cơ và các phản xạ cũng được thực hiện.
6. Điều trị
Việc hồi phục bắt đầu với việc tự chăm sóc bản thân và các kế hoạch không phẫu thuật. Mục đích là để kiểm tra các vấn đề, hồi phục chức năng và ngăn chặn chấn thương lặp lại.
Tự chăm sóc bản thân tại nhà: Đau thần kinh tọa thường thuyên giảm khi nghỉ ngơi, chườm đá hoặc chườm nóng, mát-xa, thuốc giảm đau và căng dãn cơ thể nhẹ nhàng. Giảm viêm cơ và giảm đau bằng túi chườm đá nhiều lần trong 24 đến 48 giờ đầu tiên, mỗi lần chườm trong khoảng 20 phút. Sau đó, tắm nước âm hoặc chườm ấm có thể giúp thư giãn các cơ. Nằm nghỉ trong một thời gian ngắn rất tốt trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe nhưng nếu nằm nhiều ngày thì hại nhiều hơn lợi. Nếu các việc làm ở nhà này không giúp bệnh thuyên giảm trong vòng 1 – 2 ngày đầu, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Thuốc: các thuốc kháng viêm không steroids như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen có thể làm dịu cơn đau. Nếu cơn đau nặng hơn, thuốc giảm đau có thể được chỉ định để uống cùng thuốc kháng viêm khoogn steroid hoặc thuốc giãn cơ.
Steroid có thể giảm sưng và viêm của dây thần kinh. Thuốc được dùng qua đường uống hơn 5 ngày hoặc chích trực tiếp vào vùng bị đau. Steroid có thể làm giảm đau ngay trong vòng 24 giờ.
Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ cho bạn tập các bài tập nâng lên, đi lại và tập thể dục để tăng sức mạnh và căng dãn thắt lưng, chân và các cơ dạ dày. Mát-xa, siêu âm, điện nhiệt, nhiệt độ và phương pháp kéo tay chân có thể được thực hiện trong một thời gian ngắn. Tập yoga, Patients may also benefit from yoga, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống chiropathic và châm cứu cũng sẽ giúp ích được bệnh nhân.
Phẫu thuật: Phẫu thuật hiếm khi cần thiết nếu bạn không có yếu cơ, thoát vị đĩa đệm, hội chứng chum đuôi ngựa hoặc đau nặng không giảm dù đã áp dụng các cách không phẫu thuật khác. Phẫu thuật cho thoát vị đĩa đệm loại bỏ phần đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh cột sống.
7. Ngăn ngừa là chìa khóa để tránh sự tái phát:
Nâng đồ phù hợp; tránh ngồi quá lâu
Tư thế đúng trong khi ngồi, đứng, di chuyển và ngủ.
Thường xuyên tập thể dục
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Kiểm soát stressvà thư giãn hợp lí
Không hút thuốc
Bác sĩ khám, điều trị
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi