Mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và tiền sản giật

Mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và tiền sản giật

Có mối liên hệ nào giữa tiền sản giật và chứng đau nửa đầu không? Để trả lời cho câu hỏi trên, bạn có thể theo dõi dõi những thông tin dưới đây nhé.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một tình trạng bệnh lí trong thai kì, đặc trưng bởi việc tăng huyết áp và các dấu hiệu tổn thương các cơ quan nội tạng khác, thường gặp nhất là tổn thương gan và thận. Tiền sản giật thường bắt đầu xuất hiện vào tuần thứ 20 của thai kì ở phụ nữ có huyết áp bình thường. Chỉ cần huyết áp tăng lên một chút xíu cũng có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.

Nếu như không được điều trị kịp thời thì tiền sản giật có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Nếu bạn đã được chẩn đoán tiền sản giật, cách chữa trị duy nhất là sinh con sớm.

Nếu bạn đã được chẩn đoán tiền sản giật quá sớm trong thời gian mang thai và chưa thể sinh em bé được, bạn và bác sĩ phải đối mặt với một thử thách cực kì khó khăn vì em bé cần thêm một ít thời gian để trưởng thành, nhưng bạn cần phải tránh các biến chứng nguy hiểm cho bạn hoặc cho con.

Triệu chứng tiền sản giật

Tiền sản giật đôi khi xuất hiện mà không gây ra bất kì triệu chứng nào. Triệu chứng tăng huyết áp có thể diễn tiến từ từ hoặc xuất hiện đột ngột. Theo dõi huyết áp của bạn là một phần quan trọng của quá trình chăm sóc thai kì vì dấu hiệu đầu tiên của tiền sản giật thường là tăng huyết áp. Nếu huyết áp của thai phụ tăng trên 140/90 mmHg và sau 2 lần đo khác nhau, cách nhau ít nhất 4 giờ là bất thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm:

  • Tiểu đạm hoặc các dấu hiệu khác của thận
  • Đau đầu dữ dội
  • Thay đổi tầm nhìn, bao gồm mất thị lực tạm thời, nhìn mờ hoặc nhạy cảm với ánh sáng
  • Đau nửa bụng trên, thường đau dưới mạn sườn phải
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đi tiểu ít và nước tiểu ít
  • Giảm số lượng tiểu cầu trong máu
  • Tổn thương chức năng gan
  • Khó thở do có dịch trong phổi

Tăng cân đột ngột và phù ở tay và mặt có thể xuất hiện cùng lúc với tiền sản giật. Tuy nhiên, chúng cũng xuất hiện trong thai kì bình thường, do đó chúng thường không được xem là các dấu hiệu chỉ điểm tiền sản giật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Bệnh tiền sản giật ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân gây tiền sản giật

Nguyên nhân chính xác gây tiền sản giật có liên quan tới nhiều yếu tố. Các chuyên gia tin rằng nó xuất phát từ bánh nhau – bộ phận cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé trong thai kì. Trong giai đoạn đầu của thai kì, các mạch máu mới được hình thành và cung cấp máu cho bánh nhau một cách hiệu quả.

Ở những phụ nữ bị tiền sản giật, các mạch máu này có vẻ như không phát triển hoặc không hoạt động tốt. Chúng hẹp hơn các mạch máu bình thường và đáp ứng khác thường với các kích thích của hormone trong cơ thể người mẹ, làm hạn chế dòng máu chảy qua nó tới nuôi em bé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng bất thường này bao gồm:

  • Không cung cấp đủ máu cho buồng tử cung
  • Tổn thương mạch máu
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu
  • Các gene ảnh hưởng

Mối liên hệ giữa tiền sản giật và chứng đau nửa đầu

Chúng ta đã tìm hiểu về tiền sản giật, vậy mối liên hệ giữa nó và chứng đau nửa đầu là gì? Có phải tình trạng tiền sản giật này là do cơn đau nửa đầu cấp tính gây ra?

Hiện nay các chuyên gia đã tìm ra một vài mối liên hệ rõ ràng giữa tiền sản giật và chứng đau nửa đầu. Ví dụ, một phụ nữ dùng thuốc nhóm triptan trong thời kì mang thai có xu hướng bị tiền sản giật. Có ít nhất một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ mắc chứng đau nửa đầu thường dễ bị tiền sản giật trong thời kì mang thai.

Các thay đổi trong cơ thể có thể kích hoạt cơn đau nửa đầu cấp ở những người mắc chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, các cơn đau đầu gây ra do tiền sản giật lại không được gọi là các cơn đau nửa đầu mặc dù một vài triệu chứng của chúng lại giống cơn đau nửa đầu cấp. Có một cụm từ đặc biệt dành riêng cho cơn đau đầu và các triệu chứng liên quan trong tiền sản giật là “đau đầu do tiền sản giật”. 

Cơn đau đầu này có ít nhất một trong các tính chất sau:

  • Xuất hiện ở 2 bên đầu
  • Đau theo nhịp mạch đập
  • Tăng lên khi hoạt động

Một cơn đau đầu do tiền sản giật sẽ xuất hiện khi huyết áp của bạn tăng cao. Một khi tình trạng tăng huyết áp đã được điều trị, cơn đau đầu sẽ biến mất trong vòng 1 tuần.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Một vài triệu chứng điển hình khác của tiền sản giật cũng được thấy trong nhiều cơn đau nửa đầu cấp như:

  • Rối loạn thị giác như mất thị giác, nhìn mờ, thấy vòng hào quang
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  • Buồn nôn
  • Hoa mắt chóng mặt
  • Lo lắng, lú lẫn
  • Đau bụng

Các triệu chứng này làm cho tiền sản giật rất giống với một cơn đau nửa đầu cấp. Do thai phụ bị tiền sản giật có thể không có bất kì triệu chứng nào nên việc chẩn đoán tiền sản giật sớm là một việc rất khó khăn, nhất là khi bạn không đi khám thai thường xuyên. Nếu bạn nhận ra bất kì sự thay đổi nào của cơn đau đầu hoặc các triệu chứng của đau nửa đầu, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ cho bạn làm các xét nghiệm để chẩn đoán tiền sản giật. Trên thực tế có nhiều yếu tố khác có thể gây ra triệu chứng đau đầu trong nhóm đau đầu do tiền sản giật.

Một khi các nguyên nhân khác gây đau đầu đã được loại bỏ, bạn có thể được chẩn đoán là đau nửa đầu hoặc một kiểu đau đầu nào đó. Nếu bạn bị đau nửa đầu và tiền sản giật, hãy báo cho bác sĩ biết. Hiện nay đã có một vài loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị cả hai bệnh trên.

Bạn có thể liên hệ với Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại 1900 1246 để đặt khám và điều trị bệnh đau nửa đầu. Các bác sĩ của chúng tôi với nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn điều trị bệnh một cách toàn diện. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn cần được giúp đỡ.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Đau nửa đầu

Sự thật về tình trạng viêm mũi dị ứng gây ra đau đầu
Mối liên quan giữa dị ứng và đau đầu vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều bệnh nhân bị đau đầu cho rằng tình trạng đau đầu của họ...
Tổng hợp: Bệnh đau đầu hay nhức đầu nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh đau đầu (nhức đầu) là triệu chứng bệnh thường gặp trong cuộc sống, có thể là những bệnh lý mà cơ thể có thể tự khỏi. Tuy nhiên nó cũng...
Những sai lầm nghiêm trọng khi điều trị đau nửa đầu
Trong điều trị đau nửa đầu, người bệnh thường dễ mắc một số sai lầm nghiêm trọng như tự ý dùng thuốc, trì hoãn việc đi khám với bác sĩ, lạm dụng...
Điều trị triệu chứng đau nhói một bên đầu - đau nửa đầu ra sao
Chào bác sĩ, tôi tên là Tuấn, năm nay 29 tuổi. Thời gian gần đây tôi thường bị đau nhói một bên đầu, cơ thể mệt mỏi và thường hay...
Những khó khăn khi điều trị bệnh đau đầu tuyến giáp
Tuy biểu hiện của chứng đau đầu tuyến giáp khá dễ để nhận thấy, nhưng việc điều trị bệnh gặp phải rất nhiều khó khăn. Hiểu được chính xác những trở ngại...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung