Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật điều trị bệnh cường giáp

Những điều cần lưu ý khi phẫu thuật điều trị bệnh cường giáp

Ngoài các phương pháp không xâm lấn như dùng thuốc kháng giáp và i-ốt phóng xạ, phẫu thuật (mổ tuyến giáp) cũng được sử dụng trong điều trị cường giáp, dù không thường xuyên như hai phương pháp ở trên.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Phẫu thuật tuyến giáp hay còn gọi là cắt bỏ tuyến giáp, bao gồm cắt một phần hay toàn bộ tuyến giáp. Đối với một số loại cường giáp như bướu giáp nhân đơn độc, bác sĩ sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật cắt bỏ thùy tuyến giáp chứa nhân. Đối với đa số các trường hợp cường giáp còn lại, phẫu thuật can thiệt đều là cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp.

>>>Để  biết cách nhận diện bệnh cường giáp, bạn có thể xem thông tin tại Triệu chứng bệnh cường giáp.

Phẫu thuật cắt tuyến giáp thường kéo dài nhiều giờ nhưng có thời gian hồi phục ngắn và ít gây khó chịu cho bệnh nhân. Phẫu thuật viên sẽ tiếp cận vị trí cần mổ bằng một đường cắt nhỏ trước cổ trong khi bệnh nhân được gây mê toàn bộ.

Bạn sẽ vẫn sinh hoạt tốt ngay sau phẫu thuật (ăn, nói, đi lại). Bạn sẽ cần nhập viện sau phẫu thuật, nhưng trong một số trường hợp bác sĩ phẫu thuật vẫn cho phép bệnh nhân cắt thùy tuyến giáp được xuất viện ngay sau phẫu thuật vài tiếng.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Khi nào phẫu thuật là phù hợp?

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp là lựa chọn duy nhất có thể đem lại hiệu quả điều trị dứt điểm cho bệnh cường giáp. Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp không thường được sử dụng để điều trị cường giáp, vẫn có nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định điều trị bằng phẫu thuật.

Bác sĩ sẽ thông báo và trao đổi với người bệnh về phương pháp phẫu thuật và vùng tuyến giáp bị cắt bỏ. Các loại phẫu thuật can thiệp cắt tuyến giáp bao gồm:

- Sinh thiết mở tuyến giáp – một thủ thuật hiếm gặp, nhân giáp được cắt rồi sinh thiết tại chỗ.

- Cắt bán phần tuyến giáp hoặc cắt bỏ một thùy tuyến giáp – cắt bỏ một thùy hoặc một nửa tuyến giáp.

- Thủ thuật cắt bỏ eo tuyến giáp – chỉ cắt bỏ cầu nối giữa hai thùy tuyến giáp; dùng trong trường hợp khối u nhỏ có vị trí ở eo tuyến giáp.

- Cắt bỏ toàn phần hoặc gần toàn phần tuyến giáp là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn hoặc phần lớn mô tuyến giáp.Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn điều trị bằng phẫu thuật vì các nguyên nhân sau đây:

  • Nhân giáp nhiều khả năng hóa ác và gây ung thư.
  • Có chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
  • Nhân giáp hoặc bướu cổ gây nên những triệu chứng tại chỗ - chèn ép khí quản, khó nuốt hoặc khối bướu thấy rõ.
  • Nhân giáp, bướu cổ gây nên các triệu chứng của sản xuất và tiết quá nhiều hormone giáp –nhân giáp độc, bướu giáp độc đa nhân hay bệnh Graves.
  • Bạn đang mang thai hoặc dự định có thai trong vòng 1-2 năm tới.

Một số bệnh nhân dị ứng với các thuốc kháng giáp, và một số nhỏ bệnh nhân có tình trạng kháng trị với i-ốt phóng xạ. Thật ra, dù cơ thể bạn có thể tiếp nhận iốt phóng xạ hay thuốc kháng giáp, bạn vẫn có thể từ chối các phương pháp điều trị này nếu bạn không thoải mái với nó. Việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng phụ thuộc nhiều vào ý muốn của bạn.

Một tình huống khác có thể lựa chọn phẫu thuật là khi cường giáp gây ra bởi một nhân nóng. Nhân nóng (còn gọi là nhân độc) nghĩa là những nhân giáp sản xuất dư thừa hormone giáp vì nó không còn tuân theo những tín hiệu dừng lại từ tuyến yên, vì vậy gây nên bệnh cường giáp. Dựa vào vị trí của nốt, phẫu thuật viên có thể cắt bỏ thùy chứa nhân độc đó. Phần tuyến giáp còn lại sẽ đủ cung cấp một lượng hóc-môn giáp cần thiết cho cơ thể.

Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cũng được khuyến cáo khi bệnh cường giáp có tuyến giáp rất to, có những nốt nghi ngờ là ung thư, hay khi có những thay đổi đáng kể về tình trạng mắt của bệnh nhân trong bệnh Graves. (Để biết thêm về bệnh Graves, bạn có thể xem tại Bệnh Graves)

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Điều cần biết trước khi phẫu thuật tuyến giáp.

Trong nhiều trường hợp – đặc biệt nếu bạn mắc bệnh cường giáp nặng – bạn sẽ cần ổn định tình trạng bệnh của mình trước khi phẫu thuật. Nếu không, bạn có nguy cơ mắc phải các vấn đề tim mạch và làm giải phóng một lượng hormone tuyến giáp nguy hiểm vào dòng máu.

Để kiểm soát bệnh cường giáp của bạn trước phẫu thuật, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng giáp hoặc thuốc chẹn beta. Một lựa chọn khác là dùng i-ốt nguyên tố trong tuần lễ trước phẫu thuật. I-ốt nguyên tố là một giải pháp tạm thời cho bệnh cường giáp. Bạn chỉ nên dùng i-ốt nguyên tố vòng 1 tuần trước phẫu thuật bởi nếu dùng sớm hơn, tình trạng cường giáp có thể phát và thậm chí có nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng hơn trước.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Các nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp

Như những cuộc phẫu thuật khác, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng có một số nguy cơ và biến chứng nhất định bạn nên hiểu trước khi theo đuổi điều trị. Khi được thực hiện bởi những phẫu thuật viên kinh nghiệm, những nguy cơ này là rất hiếm (<2%), tỷ lệ tác dụng phụ bất lợi từ phẫu thuật cũng sẽ tương tự như tác dụng phụ không mong muốn từ thuốc và i-ốt phóng xạ. Bạn nên tham vấn với bác sĩ của mình để tìm được một phẫu thuật viên có kinh nghiệm trong phẫu thuật tuyến giáp.

Nguy cơ làm tổn thương các cấu trúc lân cận tuyến giáp cũng rất thấp. Một cấu trúc quan trọng điển hình ở vùng này là dây thần kinh thanh quản (còn gọi là dây thần kinh quặt ngược thanh quản). Nếu nó bị tổn thưởng, bạn có thể bị khàn giọng vĩnh viễn.

Các tuyến cận giáp cũng nằm ở vị trí gần tuyến giáp, và vì vậy cũng có nguy cơ nhỏ bị tổn thương.Tuyến cận giáp có chức năng điều hòa lượng can-xi trong cơ thể. Nếu chúng bị tổn thương bởi phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, tình trạng suy chức năng tuyến cận giáp có thể xảy ra. Hậu quả có thể dẫn đến tình trạng hạ can-xi máu, gây triệu chứng lên hệ cơ xương và tim mạch. Ngay cả khi tuyến giáp hoạt động bình thường sau cuộc phẫu thuật, cơ thể bạn có thể dễ rơi vào trạng thái hạ can-xi máu tạm thời, có thể khắc phục bằng thuốc bổ sung can-xi đường uống và hồi phục hoàn toàn. Điều này là do cường giáp có thể làm suy giảm lượng can-xi dự trữ trong cơ thể trước khi phẫu thuật, và cần ít thời gian để khôi phục lại trữ lượng này sau phẫu thuật.

Nhiễm trùng và chảy máu là những biến chứng rất hiếm gặp trong phẫu thuật tuyến giáp.

Một điều nữa cần lưu ý là tình trạng nhược giáp sau phẫu thuật. Tình trạng này thường xảy ra sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau khi cắt bỏ một phần của tuyến giáp.

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

Để bù hoàn lại lượng hormone tuyến giáp thiếu, bạn sẽ được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone giáp. Các phương pháp điều trị nhược giáp lâu dài an toàn hơn rất nhiều so với điều trị tình trạng cường giáp. Dù liệu pháp thay thế hormone giáp phải dùng suốt đời, nhưng nó rất an toàn, hiệu quả và kinh tế.

Mặc dù phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị cường giáp thông dụng nhất, tình trạng bệnh của bạn vẫn có thể phù hợp với phẫu thuật trong một số nguyên nhân gây cường giáp và theo ý muốn của cá nhân bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về những lợi ích và nguy cơ của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, và đừng ngại đặt những câu hỏi – chứng sẽ giúp bạn và bác sĩ quyết định lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho bạn.

Để điều trị phẫu thuật bệnh cường giáp với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình, bạn có thể liên hệ với Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

    Nguyễn Thị Hòa (25/04/2019)
    Muốn mỗ cắt bướu bazodo
    Hellodoctor (14/11/2019)
    Xin chào, bạn có thể đặt lịch với bác sĩ mổ Bướu theo số hotline 0886006167 nhé

    Bình luận, đặt câu hỏi

    Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

    Nội dung