Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì và không nên ăn gì?
Cùng với điều trị bằng thuốc, một chế độ ăn khỏe mạnh và hạn chế các thực phẩm gây hại có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cường giáp.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Cường giáp là khi tuyến giáp tiết ra nhiều hormon làm tăng tốc độ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm ảnh hưởng đến tim, xương và tâm trạng của bạn. Tuyến giáp bị tăng hoạt làm tăng lượng calo tiêu thụ và chính vì điều này người bị bệnh cường giáp thường bị sụt cân. Các triệu chứng khác của cường giáp bao gồm mất ngủ, tăng nhịp tim, run tay, nhanh đói. Bệnh thường được kiểm soát khi dùng thuốc. Ngoài ra có thể áp dụng một số phươg pháp điều trị khác như trị xạ, phẫu thuật,...
>>>Để biết được đầy đủ các phương pháp điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể xem tại Điều trị cường giáp.
Người bị bệnh cường giáp nên có chế độ ăn uống như thế nào?
Một trong các mục tiêu chính của người mắc bệnh cường giáp là giữ được cân nặng lí tưởng. Vì vậy, đây là nhiệm vụ quan trọng của bạn, hãy chú tâm nhiều hơn vào chế độ ăn để không bị sụt thêm kí. Dưới đây là một vài mẹo về chế độ ăn có thể giúp ích cho người mắc bệnh cường giáp.
- Ăn thêm nhiều bữa ăn nhỏ: Chọn những bữa ăn cung cấp nhiều calo để cơ thể của bạn có thêm năng lượng dự trữ sau khi cơ thể đốt cháy năng lượng từ bữa chính.
- Thời gian nghỉ giữa các bữa ăn không nên cách quá xa, các bữa ăn của bạn nên cách nhau mỗi 3 – 4 giờ.
- Ăn các thức ăn có lợi.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì?
Chế độ ăn cho người cường giáp cũng cần bao gồm nhiều loại thức ăn bổ dưỡng từ tất cả các nhóm thức ăn quan trọng như trái cây và rau củ, gạo nguyên hạt, chất béo có lợi. Đại học Y khoa Maryland khuyến cáo các bệnh nhân cường giáp nên ăn các loại trái cây và rau củ giàu chất chống ô-xy hóa như là dâu, mâm xôi, việt quất, sơ ri, kiwi, cam quýt, mận đỏ, cà chua, cải bó xôi, ớt chuông, bí đỏ. Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung a-xít béo omega 3 từ cá hồi, cá ngừ, cá mòi, hạt óc chó. A-xít béo omega 3 có thể giúp tăng cường chức năng hệ miễn dịch và làm giảm quá trình viêm nhiễm. Nhóm thức ăn giàu đạm, như cá, đậu, các sản phẩm từ sữa và gia cầm cũng rất cần thiết cho cơ thể, chúng giúp cải thiện đường huyết và cân bằng cảm xúc. Các nguồn chất béo có lợi bao gồm các loại hạt, hạt dẻ, dầu hạt cải và dầu ô liu là nhóm thực phẩm không thể thiếu mà bạn cần thêm vào bữa ăn của mình.
Tuy nhiên, nếu việc bổ sung đầy đủ các chất bằng các nhóm thức ăn như đã kể ở trên khiến bạn cảm thấy khó khăn, bạn có thể trình bày với bác sĩ và bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn uống thuốc bổ sung các chất. Một viên đa vitamin gồm vitamin C, A, E và một viên vitamin B các loại cũng như bổ sung các chất khoáng như canxi và kẽm mỗi ngày có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu chất dinh dưỡng khi mắc bệnh cường giáp. Nếu chế độ ăn của bạn thiếu omega 3 thì việc bổ sung dầu cá hay hạt lanh sẽ giúp ích rất nhiều. Việc bổ sung các chất cần thiết có thể đem lại những tác dụng phụ và tương tác với các thuốc điều trị tuyến giáp, chính vì thế bạn nên hỏi ý bác sĩ điều trị bệnh của mình để được hướng dẫn cụ thể.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Chất béo có lợi và có hại mà người bị bệnh cường giáp cần lưu ý
Người bị bệnh cường giáp không nên ăn gì?
1. Các thực phẩm có thể làm bạn bị dị ứng.
Ăn các loại thức ăn mà bạn bị dị ứng có thể làm các triệu chứng cường giáp nặng thêm. Các triệu chứng khi bị dị ứng bao gồm nổi mẩn đỏ trên da, khó thở, đau bụng và tiêu chảy. Nếu bạn nghi ngờ thức ăn đó dị ứng với cơ thể của bạn thì tốt nhất là bạn không nên ăn, thường sẽ là các sản phẩm từ sữa, lúa mì, đậu nành, bắp và các chất phụ gia dễ gây dị ứng nhất. Nhưng tùy thể trạng mỗi người sẽ có những chất gây dị ứng riêng, bạn nên để ý để phòng tránh. Đặc biệt, nếu bạn dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì bạn nên bổ sung canxi từ những nguồn khác như sữa hạnh nhân, hải sản, bông cải xanh, cải xoăn… để ngăn ngừa loãng xương (một tình trạng rất thường gặp ở bệnh nhân cường giáp).
2. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới chuyển hóa carbohydrat và kiểm soát đường huyết, nhưng bạn không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này vì chúng là nguồn năng lượng chính. Để giữ đường huyết ở mức bình thường và làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường – căn bệnh có mối liên hệ mạnh mẽ với bệnh lí tuyến giáp – bạn nên hạn chế những nguồn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bột mì, đồ ngọt nhiều đường, nước trái cây, ngũ cốc ít chất xơ, các loại bánh bột và khoai tây nghiền. Thay vào đó, hãy chọn những thức ăn carbohydrat giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp hơn. Các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên ăn bao gồm lúa mạch, yến mạch, mì sợi làm từ ngũ cốc nguyên hạt, củ từ và các loại đậu.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Các thực phẩm kìm hãm hoạt động tuyến giáp
Goitrogens là những chất có thể tác động đến sự sản xuất hormone ở tuyến giáp. Tác dụng của các thuốc điều trị cường giáp là làm giảm hoạt động tuyến giáp nên đôi khi có thể dẫn đến tình trạng suy giảm hoạt động tuyến giáp, vì vậy bạn cần hạn chế các thực phẩm có chất làm kìm hãm hoạt động tuyến giáp này. Các loại thực phẩm sau đây: đậu nành, hạt kê và các loại rau thuộc họ cải như là bông súp lơ, bông cải xanh, bắp cải đều có chất goitrogens nói trên. Các loại rau quả không có hoạt tính kìm giáp khác mà bạn có thể ăn là cà rốt, măng tây, đậu cô-ve, hành tây, tỏi, rau diếp (xà lách) và ớt chuông.
4. Các chất béo có hại
Theo Đại học Y khoa Maryland, các chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng quá trình viêm nhiễm, và giảm khẩu phần các chất béo đó xuống có thể làm giảm triệu chứng của bạn. Chất béo chuyển hóa thường thấy trong các thức ăn như bánh qui giòn, bánh ngọt, bánh nướng, khoai tây chiên và bất kì thức ăn nào có nguyên liệu là dầu thực vật được hydro hóa một phần. Thịt đỏ, thịt chiên và các thực phẩm giàu chất béo từ sữa là những thực phẩm chứa nhiều các chất béo bão hòa mà bạn cũng cần hạn chế ăn. Thay vì ăn những thực phẩm có hại đó, bạn hãy thường xuyên ăn cá, các loại thịt trắng (gà, vịt, cá) và các loại đậu để cung cấp đạm. Nên ăn các loại thức ăn như trái cây, rau củ quả, đậu phộng, hạt dẻ và các loại hạt. Chất béo có lợi cho sức khỏe mà bạn cần bổ sung là omega-3 có trong dầu cá, như là cá hồi, quả óc chó, hạt lanh, làm giảm quá trình viêm nhiễm và nâng cao sức khỏe.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
5. Chất có cồn và cafein
Các chất có cồn và cafein có thể ảnh hưởng đến cân bằng cảm xúc, giấc ngủ, chức năng tuyến giáp và thuốc điều trị tuyến giáp. Trước khi sử dụng các chất có cafein, như là nước có ga, cà phê và trà đen, bạn cần có sự cho phép của bác sĩ. Bạn cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nhiều nước hoặc uống những loại thức uống không có chất kích thích, không có cồn như là sữa ít chất béo hoặc sữa không có nguồn gốc động vật, nước xô-đa có chanh và trà thảo mộc. Ngoài ra, trái cây tươi, rau củ và nước súp thịt cũng giúp cung cấp nước cho cơ thể.
>>>Thông tin hữu ích cho bạn: Người mắc bệnh cường giáp không nên ăn gì
Với việc tuân thủ một chế độ ăn uống như trên, bạn có thể sẽ có được kết quả điều trị bệnh cường giáp tốt. Đi cùng đó, bạn cần tích cực điều trị bệnh với bác sĩ. Để điều trị bệnh cường giáp, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi