Bệnh cường giáp và Basedow giống hay khác nhau?
Nhiều người thường nhầm lẫn rằng bệnh cường giáp chính là bệnh Basedow. Tuy có nhiều điểm chung về triệu chứng, nhưng trên thực tế đây là hai căn bệnh riêng biệt. Để biết cách phân biệt bệnh cường giáp và bệnh Basedow, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
1. Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng hoạt động quá mức, tiết nhiều hormon giáp hơn bình thường. Tuyến giáp nằm ở phía trước vùng cổ, có nhiệm vụ tiết hormon giáp điều hòa quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Cường giáp ảnh hưởng lên quá trình chuyển hóa, gây lo lắng, hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, nhịp tim nhanh, run rẩy, khó ngủ và sụt cân.
>>>Để biết những thông tin chi tiết hơn về bệnh cường giáp, bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
2. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp thường khởi phát từ từ, nên các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với đợt stress cấp hoặc các bệnh lí khác. Cường giáp bao gồm những triệu chứng như sau:
- Sụt cân
- Nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực
- Lo âu hoặc cảm giác khó chịu, bồn chồn
- Run rẩy (rung bàn tay và ngón tay)
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới (thiểu kinh , thưa kinh)
- Tăng nhạy cảm với nhiệt độ
- Tăng đổ mồ hôi
- Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy)
- Tuyến giáp to (hay còn gọi là bướu), có thể sung to ở vùng cổ.
- Mệt mỏi
- Yếu cơ
- Khó ngủ
- Chán ăn
Người cao tuổi có thể xuất hiện những triệu chứng không rõ ví dụ như tăng nhịp tim, tăng đổ mồ hôi và có khuynh hướng hay mệt mỏi trong những hoạt động thường ngày.Nếu cường giáp do bệnh Graves (Basedow) gây ra thì bạn có thể xuất hiện thêm triệu chứng mắt lồi kiểu Basedow. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước, sau hoặc cùng thời điểm với những triệu chứng của cường giáp. Trong bệnh mắt Basedow, cơ vùng mắt sưng phù và đẩy nhãn cầu lệch ra phía trước. Thông thường, nhãn cầu sẽ lệch ra khỏi vị trí bình thường. Bề mặt nhãn cầu khô, đỏ và sưng. Bạn cần chú ý thêm các triệu chứng như tăng tiết nước mắt, khó chịu ở mắt, nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt và mắt kém di động.
>>>Để hiểu rõ bệnh Graves là gì, bạn có thể xem tại BỆNH GRAVES
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
3. Nguyên nhân nào gây ra cường giáp?
Hơn 70% trường hợp cường giáp do bệnh tự miễn gọi là Grave hay Basedow gây ra. Thông thường, kháng thể được sản xuất bởi hệ miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn và những chất khác.
Bệnh tự miễn xuất hiện khi hệ miễn dịch sản xuất các kháng thể tấn công chính các mô/cơ quan trong cơ thể. Trong bệnh Basedow, kháng thể sẽ tấn công kích thích tuyến giáp sản xuất quá mức hormon giáp. Hiện nay, bệnh Graves có xu hướng di truyền và thường gặp ở phụ nữ trẻ.
Ngoài ra, 2 nguyên nhân khác gây cường giáp khá thường gặp là:
- U nang tuyến giáp: có một hoặc nhiều nang ở tuyến giáp làm tăng tiết hormon giáp gây ra cường giáp.
- Viêm tuyến giáp: đây là bệnh do rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc nhiễm trùng gây ra viêm ở tuyến giáp, kích thích sản xuất quá mức hormone giáp vào trong máu gây cường giáp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
4. Bệnh Basedow khác cường giáp như thế nào?
Bệnh Graves hay còn gọi là Basedow là một bệnh tự miễn và đồng thời là một trong những nguyên nhân gây ra cường giáp. Trong bệnh Basedow, hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra kháng thể gắn trên bề mặt của tế bào tuyến giáp và kích thích hoạt động của tuyến giáp, sản xuất lượng lớn hormone giáp, cuối cùng gây ra cường giáp.
>>>Để hiểu rõ hơn bệnh tự miễn là gì, bạn có thể tham khảo tại Bệnh tự miễn là gì.
Do đó trong Basedow, bệnh nhân sẽ có biểu hiện của cường giáp như nhịp tim nhanh, mạch nhanh, rung tay, khó ngủ, sụt cân, yếu cơ, các triệu chứng về tâm thần kinh và tăng khả năng chịu được nóng. Ngoài ra, Basedow còn có những triệu chứng ở các cơ quan khác.
Tổn thương ở mắt
Đây là bệnh duy nhất trong nhóm cường giáp gây viêm, sưng mô mềm quanh vùng mắt và đẩy lệch mắt ra ngoài (lồi mắt kiểu Basedow). Nhìn chung, khoảng 1/3 bệnh nhân mắc Basedow sẽ có triệu chứng ở mắt. Tuy nhiên chỉ 5% bị viêm từ mức độ trung bình đến nặng gây ra giảm hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Nếu bạn bị cường giáp và nghi ngờ có bất thường ở mắt thì tốt nhất hãy đến khám cả bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ nội tiết.
Các triệu chứng ở mắt thường bắt đầu xuất hiện 6 tháng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh Basedow và hiếm khi kéo dài nếu bệnh được điều trị tốt. Ngoài ra, mức độ nặng của các triệu chứng ở mắt không liên quan đến độ nặng của bệnh lí cường giáp.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm có thể là đỏ mắt hoặc viêm, lồi mắt do sưng vùng mô mềm sau nhãn cầu, hoặc nhìn đôi. Giảm thị lực và nhìn đôi khá hiếm gặp, thường xuất hiện ở giai đoạn muộn. Và theo nghiên cứu cho thấy triệu chứng ở mắt trong Basedow xuất hiện nhiều và nặng hơn ở người có hút thuốc lá.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Tổn thương ở da
Hiếm gặp hơn nữa là triệu chứng ở da trong bệnh Basedow. Bệnh nhân có thể xuất hiện những mảng da đỏ, sưng và dày ở vùng trước cẳng chân, còn gọi là phù niêm trước xương chày (bệnh da Basedow). Tình trạng này thường không đau và nhẹ, thỉnh thoảng cũng có thể gây đau tuy nhiên không quá nặng. Tương tự với triệu chứng ở mắt, triệu chứng ở da khởi phát muộn sau khi chẩn đoán và mức độ nặng ở da không liên quan đến nồng độ hormon giáp trong máu.
Từ các thông tin ở trên, bệnh nhân nếu được chẩn đoán cường giáp kèm theo các triệu chứng ở mắt hoặc ở da xuất hiện sau đó thì nên nghĩ nhiều là bệnh Basedow. Tuy nhiên nếu không có các triệu chứng này cũng chưa thể loại trừ Basedow vì đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra cường giáp. Người bệnh nên đến khám bác sĩ để được tư vấn trực tiếp hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh.
Dù là bệnh Basedow hay bệnh cường giáp thì hai căn bệnh này cũng đều nguy hiểm cho người bệnh. Chính vì vậy, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu của một trong hai bệnh, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi