Bệnh cường giáp có lây không? Những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh?

Bệnh cường giáp có lây không? Những yếu tố nguy cơ nào gây ra bệnh?

Chào bác sĩ, tôi tên là Hà, năm nay 32 tuổi. Tôi mới đi khám gần đây và bác sĩ nói rằng tôi bị bệnh cường giáp. Hiện tại tôi đang điều trị bệnh nhưng lại rất lo lắng không biết bệnh cường giáp có lây lan không. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi vấn đề này. Cảm ơn bác sĩ.

==

Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:

✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor 

☎ Gọi Bác sĩ: 19001246

==

Trả lời:

Chào bạn Hà, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn qua những thông tin sau:

1. Tổng quan về bệnh cường giáp

Hiểu rõ về căn bệnh mình đang mắc phải là cách tốt nhất giúp bạn điều trị và phòng chống căn bệnh này hiệu quả. Cường giáp (hay còn gọi là bệnh Grave) là một bệnh rối loạn nội tiết thường gặp ảnh hưởng lên chức năng của tuyến giáp ( có chức năng sản xuất những hormone cần thiết cho cơ thể như tăng trưởng chiều cao, điều hoà thân nhiệt, nhiệt tim, cân nặng và cả chu kì nguyệt san). Ở người bệnh bị cường giáp, hoạt động tuyến giáp của họ sẽ có phần quá mức so với nhu cầu mà cơ thể cần. Cường giáp có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp nhất lại là độ tuổi trung niên.

>>>Nếu bạn chưa hiểu rõ về bệnh cường giáp, bạn có thể tham khảo thông tin TẠI ĐÂY.

Khi tuyến giáp tăng tiết quá nhiều hormone, một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể xuất hiện, như hồi hộp, lo âu, mệt mọi, nhịp tim nhanh và không đều, rung tay, đau bụng hay tiêu chảy, tăng tiết mồ hôi, khó ngủ, sụt cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn. Ở nữ giới bị cường giáp có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt. Một số trường hợp cường giáp phát triển “quá khổ” thành bướu giáp (goiter). Tuỳ vào kích thước mà tuyến giáp tăng tiết quá mức có thể gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn hay hít thở.

Khoảng 25 đến 50% người bị cường giáp gặp các vấn đề về mắt (hay còn gọi là bệnh lý mắt Grave) như sưng, viêm, đỏ mắt ,khô mắt, sưng mí hay có cảm giác cộm mắt. Một số người có hiện tượng “mắt lồi” do các tế bào xung quanh nhẫn cầu bị sưng và gây tình trạng đẩy nhãn cầu ra ngoài hốc mắt. Hiếm gặp hơn, một số bệnh nhân có thể bị đau mắt, nhìn đôi, hay thậm chí mất thị lực do mất dẫn truyền của dây thần kinh thị giác (optic nerve).

Một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân bị  cường giáp gặp các vấn đề về da (bệnh lý da Grave), dù không gây đau nhưng lại khiến da vùng bàn chân mất thẩm mỹ hơn (như da dày hơn, sần sùi hơn).

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

2. Bệnh cường giáp có lây không?

Cũng giống như tình trạng nhược giáp, cường giáp không lây qua đường không khí hay thành bệnh dịch, vì đây là bệnh do các vấn đề về di truyền và môi trường sống. Không giống như một người bị cảm cúm có thể lây truyền từ người này sang người khác khi họ hắt hơi.

>>>Xem thêm về bệnh nhược giáp tại đây.

Cường giáp được xem là một loại rối loạn tự miễn. Khi cơ thể bị rối loạn tự miễn, hệ miễn dịch của người bệnh tự tấn công các cơ quan và hệ thống mô của cơ thể họ. Ở những bệnh nhân cường giáp do tự miễn, hệ thống miễn dịch sẽ tiết ra một loại kháng thể kích thích sự bài thuyết hormone tuyến giáp (thyroid-stimulating immuglobulin-TSI) có khả năng phát tín hiệu đến tuyến giáp nhằm tăng sản xuất hormone một cách bất thường.

Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp gây ra các dấu hiệu và triệu chứng như đã đề cập ở phần tổng quan. Các nghiên cứu cũng cho thấy sự hoạt động bất thường ở hệ miễn dịch cũng là căng nguyên gây ra các bệnh về mắt và da do thừa hormone tuyến giáp.

Người mắc bệnh cường giáp có nguy cơ cao mắc phải các bệnh rối loạn tự miễn khác như: viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường type 1, bệnh Addison, bệnh thiếu máu ác tính (pernicious anemia), lupus ban đỏ hệ thống, bệnh celiac (không dụng nạp gluten) và bệnh bạch biến (vitiligo).

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

          DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246

(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)

_____________________________

3. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh nhược giáp

Tuy không có tính chất lây lan, nhưng có một số yếu tố sau đây có thể gây ra bệnh cường giáp như:

Biến đổi về hệ gen trong cơ thể

Sự biến đổi về gen có thể được xem là yếu tố nguy cơ của bệnh cường giáp. Một số loại gen thuộc họ phức hợp kháng nguyên bạch cầu người (human leukocyte antigen- HLA) có nhiệm vụ giúp hệ thống miễn dịch nhận ra được protein trong cơ thể khác nhau ra sao với các protein ngoại lai (như từ virus và vi khuẩn). Một số gen khác lại có chức năng điều hoà hoạt động của tuyến giáp. Đa số những biến đổi gen được tìm thấy chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong các yếu tố gây ra bệnh cường giáp.

Yếu tố gia đình

Một điểm lưu ý khác đó là cường giáp có thể liên quan đến yếu tố gia đình, ví dụ một người có người nhà (bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột) mắc bệnh cường giáp và các bệnh tự miễn khác sẽ có nguy cơ cao hơn so với một người bình thường.

Yếu tố không do hệ gen

Ngoài ra, một số yếu tố không do gen cũng góp phần nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp, dù hiện nay các nhà nguyên cứu vẫn chưa rõ cơ thế, chẳng hạn như thay đổi nồng độ hormone sinh dục, nhiễm trùng do virus hay vi khuẩn, một số loại thuốc theo đơn, dung nạp quá nhiều hay quá ít iot. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt và có liên quan đến các bất thường thể nặng ở người bị bệnh cường giáp.

Bạn Hà thân mến, vậy là chúng tôi có thể khẳng định với bạn rằng bệnh cường giáp không lây lan. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh cường giáp thì đó là một yếu tố nguy cơ cho những người trong gia đình bạn. Nhưng bạn không cần lo lắng bởi vì tỉ lệ này không quá cao. Chúc bạn mau khỏe.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Thông tin thêm về Cường giáp

Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?
Bệnh cường giáp là bệnh gây ra do tuyến giáp hoạt động quá mức cần thiết. để điều trị bệnh cường giáp cần phải duy trì tình trạng uống thuốc...
Bệnh cường giáp có nguy hiểm không? - Hỏi đáp chuyên gia
Chào bác sĩ, tôi mới đi khám về và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Tôi chưa biết rõ về căn bệnh này nhưng nghe...
Bệnh cường giáp có phải là ung thư không - hỏi đáp nhanh bác sĩ
Chào bác sĩ Hello Doctor, em gái tôi mới phát hiện bị mắc bệnh cường giáp. Tôi từng thấy một người cũng mắc bệnh này và về sau bị ung...
Những điều cần phải biết về bệnh cường giáp ở phụ nữ có thai
Hội chứng cường giáp tương đối phổ biến trong thai kỳ và vấn đề điều trị là vô cùng quan trọng. Hãy cùng bác sĩ Hello Doctor tìm hiểu...
7 tác hại của bệnh cường giáp mà bạn cần cảnh giác
Nếu bạn bị bệnh cường giáp thì các cơ quan bị ảnh hưởng rõ nét nhất bao gồm: tim mạch, hệ thần kinh, cơ, mắt và quá trình chuyển hóa....

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Thành Đạt

    Đối với những ai có người nhà đã từng bị mắc bệnh cường giáp. Tôi khuyên mọi người nên đến bệnh viện thường xuyên để kiểm tra xem mình có bị bệnh không. Để được điều trị kịp thời nhé.

    29/01/2018
Nguyễn Đức Trung (29/01/2018)
Tôi năm nay 22 tuổi. Tôi cũng đạng mắc căn bệnh cường giáp này. Kể từ khi tôi bị bệnh tôi cảm thấy thật sự rất khó chịu, gần như không làm được việc gì cho ra hồn cả. Tôi thường xuyên bị đánh trống ngực, lúc thì bị run cả bàn tay có lúc thì run ở đầu ngón tay. Tôi luôn cảm thấy mệt mỏi. Đặc biệt tôi không thể nào ngủ được.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung