Phân biệt bệnh co giật thông thường và bệnh động kinh

Phân biệt bệnh co giật thông thường và bệnh động kinh

Co giật và động kinh là hai khái niệm thường bị chồng lấp lên nhau. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt chính giữa các thuật ngữ y học này mà nếu hiểu biết thấu đáo sự khác nhau đó sẽ giúp ích rất nhiều cho những người đang mang bệnh. Cùng Hello Doctor phân biệt 2 chứng bệnh này trong bài viết sau.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Về khái niệm

Co giật

Co giật được định nghĩa là những chuyển động hoặc hành vi bất thường xảy ra do hoạt động điện trong não và nó được xem là một triệu chứng của động kinh.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người có co giật đều mắc bệnh động kinh bởi vì chỉ cần bất cứ điều gì phá vỡ chức năng não, như sốt cao, thiếu oxy hoặc chấn thương ở đầu đều có thể gây ra co giật.

>>> Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh co giật trong bài viết: BỆNH CO GIẬT.

Động kinh:

Trong khi đó, động kinh hiểu đúng phải là một nhóm các rối loạn được đặc trưng bởi các cơn co giật có khuynh hướng lặp đi lặp lại.

>>> Tất cả những điều bạn nên biết về bệnh Động Kinh, mời bạn tham khảo: TẠI ĐÂY.

2. Về nguyên nhân và triệu chứng

Co giật

Hãy tưởng tượng rằng não bao gồm một hệ thống các “đường cao tốc phức tạp” với lưu lượng phương tiện rất nhiều và chạy liên tục. Những “đường cao tốc” này là đường dẫn truyền thần kinh của não và các phương tiện di chuyển chính là các neuron. 

Đối với một bộ não hoạt động bình thường, các neuron liên tục vận động và truyền tải thông tin đến nhau, giúp não và cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng khi nhiều neuron gửi sai tín hiệu hoặc không hoạt động, sự phóng điện đột ngột này gây ra những thay đổi về cảm giác và hành vi.

Chính những điều này tạo ra một cơn co giật, có thể được đặc trưng bởi co thắt cơ, co gập người hoặc mất ý thức, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn co giật.

Co giật không động kinh là những cơn co giật không kèm theo hoạt động điện bất thường ở não mà có thể do các vấn đề về tâm lý như lo lắng, căng thẳng hay đang gặp phải áp lực.

Tuy nhiên, co giật không động kinh vẫn biểu hiện ra là một cơn “co giật” thực sự, khiến chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.

Kết quả chụp điện não (EEG) bình thường và không đáp ứng với thuốc động kinh là hai đầu mối quan trọng để có thể kết luận không phải là cơn co giật động kinh.

Những dạng co giật này có thể được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý và các loại thuốc an thần. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có một khái niệm co giật khác là co giật có kích thích – được định nghĩa là các cơn co giật đơn lẻ có thể xảy ra do chấn thương, lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), hạ natri máu, sốt cao, hoặc nghiện rượu hay các chất kích thích khác.

Nếu một người bị tổn thương não bẩm sinh (có nghĩa là một đứa trẻ được sinh ra đã tồn tại tổn thương não) thì người đó có thể bị co giật.

Và trẻ em hoặc người lớn bị tổn thương não do chấn thương đầu, đột qụy, nhiễm trùng não hoặc ung thư ở não cũng đều có thể bị co giật.

Sau khi đánh giá cẩn thận để ước tính nguy cơ tái phát, những bệnh nhân bị co giật đơn lẻ như thế có thể không cần điều trị.

“Rối loạn co giật” là một thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả bất kỳ tình trạng bệnh nào mà trong đó co giật là một triệu chứng.

Động kinh

“Rối loạn co giật” vì vậy mà đôi khi được sử dụng thay thế cho thuật ngữ động kinh. Động kinh là một loại “rối loạn co giật” thường được coi là có từ khi sinh ra. 

Động kinh thường được định nghĩa là một tình trạng không phải do bệnh,  do nhiễm trùng não hay  do chấn thương đầu.

Thông thường, động kinh là bẩm sinh, có nghĩa là do một số vấn đề phát triển hoặc di truyền có thể tồn tại trước khi sinh. Đôi khi, động kinh là một bệnh di truyền trong gia đình.

Hiện tại, người ta vẫn chưa thể kết luận chính xác nguyên nhân gây ra động kinh, mặc dù đa số các bác sĩ chuyên khoa thần kinh đều đồng ý rằng chứng động kinh bẩm sinh có thể là do tổn thương vi mô trong não.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

3. Về cách chẩn đoán và điều trị

Co giật

Những người có một hoặc hơn một cơn co giật đôi khi cần phải kiểm tra như não thông qua chụp CT hoặc MRI để xem não có vấn đề gì hay không.

Nếu biết nguyên nhân của cơn co giật (như uống rượu hoặc sử dụng cocain, lượng đường trong máu thấp, v.v…), nên ngừng những tác nhân có thể gây ra và/hoặc điều trị các tình trạng sức khoẻ tiềm ẩn. 

Ví dụ, ngừng uống rượu và/hoặc lạm dụng các loại thuốc (kể cả là hợp pháp hay bất hợp pháp); và kiểm soát lượng đường trong máu nếu bị tiểu đường.

Dùng thuốc như bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác đã kê đơn. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải thực hiện các sơ cứu bệnh nhân co giật trước khi các chuyên gia y tế đến.

Động kinh

Động kinh có thể được đặc trưng bởi các cơn co giật thường xuyên hoặc không thường xuyên. Cơn co giật có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng và có thể được kiểm soát tốt bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Trẻ em bị động kinh có thể có tổn thương trong não mà có thể được nhận biết trên MRI hoặc CT scan não. Tuy nhiên, hầu hết đều không thể xác định hoặc định vị khiếm khuyết giải phẫu của não trên bất kỳ hình ảnh kiểm tra não nào.

Thông thường, trẻ em bị động kinh có vùng hoạt động điện bất thường trên não có thể được xác định bằng điện não đồ (EEG).

Tuy nhiên, đôi khi chính EEG cũng không biểu hiện một vùng hoạt động điện bất thường trong não bởi vì có thể quá khó để xác định vị trí hoặc vì hoạt động bất thường này liên quan đến toàn bộ bộ não chứ không chỉ là một vùng nhỏ.

Động kinh không đáp ứng với điều trị có thể khiến bác sĩ xem xét phẫu thuật hoặc điều trị kích thích thần kinh.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thế Hưng

    Tôi cũng thường nghĩ rằng bị co giật là động kinh. Nay tìm hiểu và đọc được bài viết của bác sĩ mới biết là hai cái này có sự khác biệt.

    28/03/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung