Nguyên nhân gây ra co giật là gì? Cách sơ cứu người bị co giật

Nguyên nhân gây ra co giật là gì? Cách sơ cứu người bị co giật

Co giật là tình huống thường gặp trong cuộc sống. Bạn có thể gặp một người bị co giật ở bất kỳ đâu. Một số thông tin về cách sơ cứu người bị co giật dưới đây sẽ giúp bạn bình tĩnh xử lý, giúp đỡ người khác cũng như có thể bảo vệ bản thân tốt nhất.

Nguyên nhân gây ra co giật là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra co giật, như:

  • Động kinh
  • Sốt cao co giật
  • Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
  • U não
  • Các khiếm khuyết bất thường bẩm sinh ở não, gen như: Thiếu nhiễm sắc thể, não úng thủy
  • Tai biến mạch máu não, di chứng tai biến mạch máu não
  • Chấn thương sọ não
  • Ngộ độc
  • Rối loạn điện giải
  • Hạ đường huyết
  • Uốn ván
  • Rối loạn thần kinh thực vật - Hysteria (dân gian hay gọi là thiếu Canxi) - Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới từ 14-40 tuổi. Thực chất, những cơn co giậtdo nguyên nhân này  không phải do bị thiếu Canxi. Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do tâm lý yếu dễ kích động của người bệnh. Do đó, đặc trưng của cơn co giật này thường là chúng sẽ xuất hiện ngay sau một đợt kích động, khủng hoảng về cảm xúc.

Trong đó, động kinh là nguyên nhân hàng đầu gây ra co giật ở người lớn và sốt cao co giật là nguyên nhân phổ biến ở trẻ nhỏ.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Cách sơ cứu khi thấy trẻ bị co giật

Khi thấy trẻ bị co giật, bạn nên tiến hành theo các bước sau:

  1. Cho trẻ nằm trên mặt phẳng: Dọn dẹp các vật nhọn, hoặc có thể gây nguy hiểm  xung quanh  trẻ.
  2. Cho trẻ nằm nghiêng qua một bên để tránh tình trạng hít sặc nước miếng, đàm nhớt.
  3. Nới lỏng cổ áo, vòng cổ. 
  4. Không nên đặt bất kỳ thứ gì vào miệng trẻ, hoặc cố gắng nạy rang trẻ ra. Vì nếu bạn làm không đúng kỹ thuật hoặc quá mạnh bạn có thể làm gãy rang trẻ. Thậm chí, có thể gây tình trạng nặng hơn chính là tắc nghẽn đường thở do dị vật.
  5. Không nên cho trẻ ăn hay uống bất cứ thuốc hay thức ăn gì khi trẻ co giật. Chỉ nên cho trẻ ăn hoặc uống thuốc khi bạn chắc rằng trẻ đã ngừng co giật hoặc tỉnh táo hoàn toàn
  6. Cố gắng theo dõi thời gian trẻ bị co giật. Điều này rất quan trọng vì nó là dữ kiến cần thiết để bác sĩ tiên lượng tình trạng của trẻ.
  7. Gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Nếu co giật kèm các dấu hiệu sau bạn nên đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

  • Xung quanh trẻ có các bả hóa chất, độc chất
  • Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút
  • Trẻ có vấn đề về đường thở
  • Môi, lưỡi, mặt tím tái
  • Vẫn bất tỉnh, mê man sau khi ngừng co giật
  • Trước đó trẻ có ngã hoặc chấn thương
  • Có các rối loạn tri giác như: mê sảng, nôn ói, đau đầu,…

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách sơ cứu người bị co giật

Các bước sơ cứu người bị co giật

Cách sơ cứu khi thấy người lớn bị co giật

Các bước sơ cứu co giật người lớn cũng tương tự như trẻ em. Tuy nhiên, vì co giật người lớn do khá nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân có thể lây nhiễm. Do đó nếu như bạn không biết tình trạng bệnh của người bị co giật, bạn nên chú ý những điểm sau để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

  • Kiểm tra môi trường xung quanh có các vật gây nguy hiểm không như: rò điện, hóa chất.
  • Người bệnh có các  vết thương chảy máu hay đang tiết dịch không. Nếu có, hạn chế đụng chạm các vết thương đó.
  • Hạn chế hô hấp nhân tạo bằng phương pháp hà hơi thổi ngạt nếu bạn chưa biết nguyên nhân gây co giật. Vì co giật cũng có thể do lao màng não gây ra.
  • Không nên đưa tay vào miệng người bệnh khi co giật.

Tuy nhiên, khi bạn đã biết người bệnh trước đó hoặc họ là người thân của bạn. Một số mẹo sau đây cũng có thể giúp cho người bệnh rất nhiều.

Nếu người bệnh bị Hysteria

Như đã đề cập ở trên tình trạng Hysteria khá thường gặp ở phụ nữ trẻ, và chúng thường tái phát nhiều lần. Cơn co giật thường xuất hiện sau một số trường hợp sau:

  • Cãi nhau với người thân yêu, chồng, bạn trai
  • Nghe các tin dữ
  • Người bệnh đang có cơn khủng hoảng về cảm xúc

- Hít thở vào túi giấy, túi nilon

Khi bạn thấy người bệnh bắt đầu mất bình tĩnh, thở nhanh. Hãy cho họ thở vào một túi giấy, bọc nilon, hoặc bất kỳ thứ gì hạn chế tình trạng trao đổi khí. Do khi họ thở nhanh, trao đổi khí nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn toan kiềm tạm thời. Tình trạng này sẽ khởi phát cơn co giật. Khi hít thở lại vào một túi giấy, lượng oxy trong túi giấy sẽ không nhiều hạn chế sự tăng O2 giảm CO2 trong máu khi họ thở nhanh. Kết quả là sẽ hạn chế và thậm chí là có thể ngăn ngừa tình trạng co giật.

- Hạn chế người xung quanh

Thứ nhất, khi nhiều người sẽ làm cho người bệnh cảm giác ngộp thở, do không gian bị hạn hẹp.

Thứ hai, đặc biệt ở những người bệnh này, càng nhiều người quan tâm người bệnh tình trạng co giật sẽ càng tăng, càng dữ dội.

Nếu người bệnh đang bị Đái tháo đường và sử dụng thuốc hạ đường huyết

Thường cơn co giật ở những người này thường do Hạ đường huyết. Do đó, ngay sau cơn co giật, nếu họ tỉnh táo bạn có thể cho họ uống ngay một ly nước đường, hoặc một miếng bánh ngọt. Tình trạng mệt mỏi sẽ giảm hẳn.

Tuy nhiên, nếu họ kèm co giật kèm theo yếu liệt nửa người thì hãy cẩn thận. Vì đó là gợi ý của tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, sau cơn co giật, bạn cũng có thể cho họ uống nước đường dù họ không bị Đái tháo đường. Vì trong cơn co giật, cơ thể bạn cũng phải tốn rất nhiều năng lượng. Do đó, người bệnh dù tỉnh táo sau cơn nhưng vẫn rất mệt do họ bị hạ đường huyết do vận động cơ khi co giật.

Để điều trị co giật, bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thế Hiển

    Hay quá. Em trai tôi cũng bị lên cơn co giật do bị bệnh động kinh. Những lúc em ý lên cơn tôi chẳng biết phải làm gì cả. Nhờ bài viết này tôi đã biết cách sơ cứu cho em tôi khi lên cơn co giật. Cảm ơn bác sĩ.

    27/02/2018
  • Lý Thị Yến

    Tôi có người thân thường hay bị co giật, những thông tin của bác sĩ rất hữu ích cho tôi và gia đình. Cảm ơn bác sĩ

    27/02/2018
Phạm Đức Long (27/02/2018)
Gia đình tôi cũng có người bị bệnh động kinh nên thường hay lên cơn co giật. Tôi phải tìm hiểu thông tin để còn biết cách mà xử lý. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung