Co giật cơ mặt khi ngủ - Nguyên nhân và cách điều trị

Co giật cơ mặt khi ngủ - Nguyên nhân và cách điều trị

Giật cơ mặt khi ngủ là 1 dạng khác của bệnh co giật, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Hãy cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn chứng co giật cơ mặt khi ngủ trong bài viết sau đây.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Giật cơ mặt là gì?

Giật cơ mặt khi ngủ là hiện tượng cơ mặt bị giật khi chúng ta đang ngủ, thường xảy ra ở giai đoạn trước khi ngủ sâu.

Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trung niên, thường gặp nhiều hơn ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trung niên và cao tuổi với tỷ lệ gấp đôi nam giới. Bệnh này cũng phổ biến hơn ở người châu Á.

>>> Để hiểu rõ hơn về bệnh co giật, mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.

2. Biểu hiện của giật cơ mặt khi ngủ

Theo bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM chia sẻ: Cơn giật cơ thường khởi đầu ở cơ vòng mi (92%), sau đó tăng dần và xuống cả một bên mặt, sau đó tăng dần tần suất và cường độ cơn co giật. Còn lại 8% khởi phát từ cằm và lan lên trên.

Ban đầu giật cơ mặt ở giai đoạn đơn độc, thành cơn, tuy nhiên có thể trở nên thường xuyên hơn và có thể tiến triển đến các cơn co thắt trên khuôn mặt gần như liên tục.

Giật cơ mặt khi ngủ có thể được gây ra hoặc tăng lên bởi các yếu tố môi trường như ánh sáng, âm thanh hoặc chuyển động. Người bệnh vẫn ý thức được mình đang giật cơ và bị thức giấc bởi những cơn giật này. Cơn giật thường không gây đau nhưng nếu nặng có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn của bệnh nhân.

Sự co giật xảy ra trong khi ngủ và có thể tăng lên trong thời gian căng thẳng hoặc mệt mỏi. Giữa các cơn giật, khuôn mặt ở trạng thái bình thường.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

giật cơ mặt khi ngủ

3. Nguyên nhân gây co giật nửa mặt khi ngủ

Kích thích nhạy cảm gây giật cơ mặt khi ngủ đã được chứng minh là một phản ứng thái quá của não bộ trong các lĩnh vực điều khiển cử động để đáp ứng với các sự kiện đáng ngạc nhiên.

Dù là nguyên nhân gì thì cơn co giật xảy ra trong lúc ngủ cũng khiến giấc ngủ không được trọn vẹn, hậu quả là người bệnh mệt mỏi, kém tập trung, làm việc không hiệu quả vào ban ngày.

Ngoài ra, mức độ nguy hiểm của tình trạng này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây co giật là gì:

  • Nguyên nhân lành tính do căng thẳng, stress: không đáng ngại
  • Dây thần kinh số VII

Các cơ mặt được chi phối bởi dây thần kinh số VII, dây thần kinh này xuất phát từ cuống não và ra khỏi hộp sọ ở ngay dưới lỗ tai, nó chi phối các cơ mặt thực hiện động tác co giãn cơ ở lông mày, mắt, má, môi, miệng.

Phần lớn các trường hợp co giật cơ nửa mặt là do kích thích dây thần kinh số VII. Kích thích dây thần kinh VII có thể gây nên giật cơ mặt (thường là một bên) khi ngủ cũng như khi không ngủ.

Các nguồn kích thích thường gặp là:

  • Do mạch máu chèn vào dây thần kinh VII đây là nguyên nhân thường gặp nhất Tự phát
  • u chèn vào dây VII
  • u hoặc tổn thương trên dây thần kinh
  • Một số trường hợp xảy ra sau khi bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu
  • Nguyên nhân do bệnh lý động kinh
  • Bệnh đa xơ cứng (MS)
  • Tổn thương trực tiếp thần kinh của não
  • Lạm dụng chất kích thích, rượu bia

4. Chẩn đoán bệnh co giật cơ mặt khi ngủ

Khi bạn thấy các cơn giật ở mặt xuất hiện thường xuyên hơn và gây ảnh hưởng đến các cơ mặt như yếu cơ mặt, biến dạng cơ mặt hay ảnh hưởng đến tầm nhìn của mình, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.

Để chẩn đoán được nguyên nhân gây co giật khi ngủ, các bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:

  • Hỏi tiền sử bệnh: Người bệnh hoặc người thân cần mô tả chi tiết những biểu hiện xảy ra trong cơn co giật, đồ ăn thức uống trong ngày, thường xuyên uống rượu bia hay chất kích thích gì không, có bị chấn thương hay té ngã va đập đầu, sốt cao hay tiền sử huyết áp như thế nào…
  • Nếu nghi ngờ do lo lắng, stress, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài test tâm lý để chẩn đoán.
  • Đo huyết áp
  • Xét nghiệm máu.
  • Điện não đồ (EEG) thường hoặc điện não đồ video nhằm phát hiện sóng điện não bất thường trong bệnh động kinh.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra nếu có tổn thương não bộ, u não, phình mạch máu não hoặc các bệnh máu bẩm sinh gây chèn ép dây thần kinh mặt.
  • Điện cơ

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Điều trị bệnh co giật cơ mặt khi ngủ

Việc quan trọng nhất là xác định được nguyên nhân gây giật cơ mặt khi ngủ là gì, Từ đó có hướng điều trị thích hợp cho từng nguyên nhân cụ thể:

  • Nguyên nhân do căng thẳng, stress: chỉ cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ, triệu chứng giật cơ sẽ giảm dần và hết
  • Nguyên nhân do chèn ép thần kinh VII: phẫu thuật giải quyết nguyên nhân
  • Nguyên nhân động kinh: Phương pháp bắt buộc trong điều trị là phải sử dụng thuốc chống động kinh đến khi cắt được cơn. Một số ít trường hợp động có thể phẫu thuật để trị bệnh.
  • Nguyên nhân lạm dụng chất kích thích, rượu bia: nên giảm dần dần, sau đó ngừng hẳn, không sử dụng chất kích thích.
  • Nguyên nhân tổn thương vùng đầu: dù đã tiến triển thành động kinh hay chưa vẫn cần phải sử dụng thuốc chống động kinh để sớm kiểm soát cơn giật.
  • Nguyên nhân tụt huyết áp quá mức, hạ đường huyết: Chỉ cần nâng huyết áp, duy trì đường huyết ổn định và ăn uống đầy đủ dinh dưỡng sẽ hồi phục sớm.

Giật cơ mặt khi ngủ là triệu chứng của rất nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Quan trọng nhất là cần quan sát biểu hiện, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị sớm để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống người bệnh.



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Hoàng Nhung

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị co giật cơ mặt nhờ bác sĩ giúp đỡ bệnh tình đã thuyên giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    10/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung