Co giật cánh mũi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Co giật cánh mũi là hiện tượng cơ cánh mũi bị giật không kiểm soát được gây nhiều phiền toái và khó chịu. Cùng Hello Doctor tìm hiểu rõ hơn về chứng co giật này trong bài viết sau.
- 1. Co giật cánh mũi là gì?
- 2. Nguyên nhân gây co giật cánh mũi
- 3. Cách điều trị giật cơ cánh mũi
- 4. Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Co giật cánh mũi là hiện tượng gì?
Co giật cơ có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kì đâu. Đôi khi co giật có thể xảy ra ở cánh mũi. Bạn có thể cảm thấy sự co giật không kiểm soát được, lặp đi lặp lại của cơ cánh mũi.
Mũi co giật chắc chắn đem lại sự khó chịu, đặc biệt là khi co giật kéo dài trong một thời gian hoặc tái phát. Mặc dù hầu hết các triệu chứng sẽ biến mất sau một thời gian, đôi khi bạn nên đi khám để được tư vấn một cách chính xác.
>>>>> Bạn có thể tham khảo bài viết: Co giật là gì? để hiểu rõ hơn về chứng Co giật nhé!
2. Nguyên nhân gây co giật cơ cánh mũi
Bác sĩ Trần Đình Vũ - Bệnh viện ĐH Y Dược HCM chia sẻ: Giật mũi phần lớn không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Đôi khi giật mũi lặp lại rất nhiều lần thì mọi người mới nhận ra, thường là những trường hợp nhẹ.
Trong các trường hợp khác, co giật quá nhiều với tần số cao, đau và người xung quanh có thể để ý thấy, điều này gây phiền toái cho bản thân người bệnh.
Nói chung, các nguyên nhân có thể được chia nhỏ tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng như thế nào.
2.1. Rối loạn Tíc
Co giật mũi có thể là triệu chứng của tổn thương dây thần kinh. Nó cũng có thể là kết quả của rối loạn tic như hội chứng Tourette. Khi mọi người mệt mỏi hoặc căng thẳng, nó cũng có thể bị co giật.
Một nguyên nhân chính của co giật mũi là rối loạn tic. Các bác sĩ sẽ đánh giá một rối loạn tic dựa trên các triệu chứng lâm sàng: hoàn cảnh xuất hiện, thời gian kéo dài, tính chất, tăng giảm khi nào, các triệu chứng kèm theo.
Rối loạn tic được chia làm 3 loại sau:
- Rối loạn tic tạm thời xảy ra ở 25% trẻ em. Nó thường kéo dài từ một tháng đến một năm. Nó thường biểu hiện với tic cử động
- Rối loạn tic mạn tính: gồm tic cử động và tic âm thanh, kéo dài ít nhất một năm. Các triệu chứng bắt đầu từ trước 18 tuối. Thường hiếm gặp.
- Hội chứng Tourette: đây là chứng rối loạn nghiêm trọng bao gồm cả cử động và âm thanh. Triệu chứng bắt đầu từ 5- 28 tuổi. Biểu hiện nghiêm trọng trên khuôn mặt ở cả vị trí khác như long mày, môi hoặc cằm.
2.2. Tổn thương thần kinh
Đôi khi các vấn đề của hệ thần kinh có thể dẫn đến co giật mũi như: ALS (Myotropic Lateral Sclerosis), MS (Multiple Sclerosis), chứng loạn dưỡng cơ, bệnh Parkinson, chấn thương dây thần kinh cánh tay, bệnh nhược cơ, hoặc quấn dây thần kinh ở cánh tay.
2.3. Nguyên nhân gây đe dọa tính mạng
Bao gồm u não, đột quỵ, chấn thương sọ não, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, cổ.
2.4. Một số nguyên nhân khác
Các nguyên nhân phổ biến khác bao gồm thiếu ngủ, rối loạn cảm xúc, lo âu, căng thẳng, chất kích thích (caffeine), thiếu kali trong chế độ ăn uống, chấn thương mao mạch ở mũi do tập thể dục.
Một số loại thuốc và vấn đề ở thận cũng có thể gây co giật ở một số người.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
3. Phương pháp điều trị co giật cánh mũi
- Thư giãn, các bài tập thở, tự massage và thiền định cũng có thể giúp cải thiện thói quen ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Tập cách hít thở
- Chạy bộ: thực sự có thể làm tăng triệu chứng xảy ra ở mũi (vì nó làm ấm cơ thể và có thể dẫn đến việc tạo ra chất nhầy) nhưng dường như nó có thể ngăn chặn các triệu chứng lo lắng về lâu dài.
- Tắm vòi hoa sen: Nhiều người thấy rằng vòi sen là cực kỳ thư giãn, đặc biệt là ở nước ấm. Vì vậy, hãy tắm khi bạn cảm thấy căng thẳng để làm dịu cơ bắp của bạn.
- Ăn uống: bổ sung magie (trong rau lá xanh đậm và các loại hạt), kali (có nhiều trong chuối). Hạn chế caffeine và đường. Uống nhiều nước (1,5- 2l/ngày)
- Ngủ đủ giấc 7-8h/ngày
4. Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ?
Những người bị chấn thương đầu hoặc cổ hoặc bất kỳ chấn thương nào khác gây tổn thương dây thần kinh. Họ có thể yêu cầu bạn chụp MRI và một số xét nghiệm khác để phát hiện các tổn thương gặp phải gây co giật mũi. Liên hệ bác sĩ thăm khám và tư vấn theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi