Điều trị co giật cơ nửa mặt

Điều trị co giật cơ nửa mặt

Chứng giật cơ mặt là một bệnh lý thần kinh cơ được đặc trưng bởi các triệu chứng co cơ, giật cơ hay máy cơ không tự chủ ở 1 nhóm cơ ở mặt, một bên hay thậm chí toàn bộ mặt. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là sự vận động không tự chủ các cơ vùng quanh mi mắt và ổ mắt như máy mắt, giật mi mắt của người bệnh. Sự giật cơ không liên tục có thể làm nhắm ngay mắt lại, và dần dần sẽ lan xuống các cơ vùng dưới của  mặt 

1. TỔNG QUAN

2. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BẰNG THUỐC UỐNG

3. ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỘC TỐ BOTULINUM

4. ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH

5. KẾT LUẬN

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. TỔNG QUAN

Chứng giật cơ mặt là một bệnh lý thần kinh cơ được đặc trưng bởi các triệu chứngco cơ, giật cơ hay máy cơ không tự chủ ở 1 nhóm cơ ở mặt, một bên hay thậm chí toàn bộ mặt. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là sự vận động không tự chủ các cơ vùng quanh mi mắt và ổ mắt nhưmáy mắt, giật mimắt của người bệnh. Sự giật cơ không liên tục có thể làm nhắm ngay mắt lại, và dần dần sẽ lan xuống các cơ vùng dưới của  mặt. Một số trường hợp, sự giật cơ có thể bắt đầu xuất hiện ở vùng má, sau đó mới lan tới ổ mắt. Đôi khi sự giật cơ còn kèm theo một số triệu chứng khác như giảm thính lực, ù tai.

Căn nguyên của chứng bệnh này thường do tổn thương thực thểdây thần kinh mặt. Thông thường có thể dokhối u hay dị dạng mạch máuđè ép vào dây thần kinh mặt ở vị trí mà nó đi ra thừ trung tâm não bộ. Khi có sự chèn ép, dây thần kinh mặt sẽ tự nó trong trạng thái được kích thích, và gửi các xung tín hiệu thần kinh gây ra triệu chứng giật cơ trên lâm sàng.

Người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý giật cơ mặt. Cần kiểm tra toàn bộ về thần kinh bao gồmđiện cơ, MRI sọ não, CT-scan, chụp mạchnếu nghi ngờ. Chúng tôi kiến nghị rằng chụp MRI sọ não nên là xét nghiệm cận lâm sàng đầu tiên được tiến hành với bệnh nhân có triệu chứng giật cơ mặt vớimục tiêu là để loại trừ các thương tổn vùng thân não, một số trường hợp có thể có hình ảnh mạch máu chèn ép vào phức họp VII, VII bên co giật.

Chứng giật cơ nửa mặt bản thân nókhông nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài liên tục có thể tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn, biểu hiện rầm rộ và rõ ràng đặc biệt khi nó ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt ảnh hưởng đến biểu cảm khuôn mặt của người bệnh, làm họ thấy không thoải mái. Trong những trường hợp nặng, giật cơ mặt gây ra những hạn chế trong hoạt động thường ngày do sự nhắm mắt không tự chủ mà có thể ảnh hưởng quá trình giao tiếp xã hội của người bệnh thậm chí nguy hiểm hơn trong tình huống điều khiển phương tiện giao thông. Hơn nữa, căn nguyên của chứng bệnh này có thể do những tổn thương như dị dạng hay phình mạch hay do chèn ép của khối u lên dây thần kinh VII. Trong trường hợp như vậy chỉ bằng cách điều trị triệt để ăn nguyên thì triệu chứng bệnh mới giảm bớt.

Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến được dùng để điều trị bệnh bao gồm: Điều trịnội khoa,vi phẫu thuật giải ép, vàtiêm Botulinum typ A. Dưới đây chúng tôi sẽ bàn về ưu nhược điểm của các phương pháp điều trị.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BẰNG THUỐC UỐNG

Người bệnh có thế giảm được các triệu chứng tại nhà đơn giản bằng cáchnghỉ ngơihạn chếdùng các chất kích thích thần kinh nhưrượu và cà phê. Hầu hết các biện pháp điều trị nội khoa chủ yếu là dùng thuốc đường uống để an thần, giãn cơ giúp cho các cơ khỏi trạng trạng bị khích thích. Một số thuốc sau có thể được chỉ định như :

  • Carbamazepine

  • Clonazepam

  • Baclofen

Bên cạnh đó, nó cũng có một số tác dụng không mong muốn như: Chóng mặt, mệt mỏi, ngủ gà, trên các tế bào máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin; trên tiêu hóa là chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, khô miệng, trên tim mạchbloc nhĩ - thất và nhịp tim chậm, các tai biến huyết khối tắc mạch, v..v. Chống chỉ định thuốc với bloc nhĩ - thất, người có tiền sử loạn tạo máu và suy tủy, dị ứng với thuốc và các thuốc có cấu trúc liên quan như các thuốc chống trầm cảm ba vòng, thận trọng với phụ nữ có thai (do nguy cơ khuyết tật cho sơ sinh) và cho con bú.

Phương pháp này có thể áp dụng với những bệnh nhân có triệu chứng ở mức độ nhẹ, hay trung bình không ảnh hưởng đến hoạt động chức năng hàng ngày của người bệnh hay ở những người bệnh chưa tìm ra nguyên nhân thực thể.

3. ĐIỀU TRỊ VỚI ĐỘC TỐ BOTULINUM

Độc tốBotulinumtác động vào vị trí khớp nối thần kinh - cơ làm giảm bớt sự co thắt quá mức. Phương pháp điều trị bằng cách tiêm độc tố Botulinum typ A(Botox)đã được công nhận trên hơn 80 quốc gia và được xem như là phương pháp điều trị chuẩn cho rối loạn trương lực cơ cục bộ tại các vị trí như mí mắt, cổ. Phương pháp này có thể cải thiện được những khó khăn gây ra do căng cơ quá mức, giật cơ, máy cơ.

- Xét nghiệm điện cơ 
Trước khi tiêm, người bệnh cần kiểm tra và chẩn đoán vị trí cơ có phát sinh co thắt quá mức. Dựa vào kết quả kiềm tra điện cơ và tình trạng bệnh nhân mà sẽ quyết định nên tiêm vào vùng cơ nào.

  - Tiêm thuốc 
Theo dõi máy ghi điện đồ cơ để chắc chắn trước khi tiêm tại vùng cơ đó có sự co thắt quá mức, sau đó tiêm một lượng thích hợp Botox đã được pha loãng với nước muối vào một vài vị trí nhất định. Trong khi tiêm người bệnh có thế thấy cảm giác đau nhẹ.

  - Theo dõi 
Các triệu chứng sẽ được cải thiện hay mất hẳn sau khi tiêm khoảng 2, 3 ngày, và thông thường chỉ kéo dài từ 3-4 tháng. Thế nhưng cũng có những bệnh nhân hiệu quả thuốc vẫn còn tiếp tục kéo dài. Sau một thời gian từ 3-6 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành xem đánh giá khách quan hiệu quả của thuốc và tùy theo đáp ứng của người bệnh sẽ cân nhắc lặp lại việc tiêm thuốc. 

-Hiệu quả điều trị

Tỉ lệ thành công của phương pháp này dao động từ 76-100%, tuy nhiên nó là phương pháp điều trị lâu dài nghĩa là cứ 3-6 tháng lại phải tiêm lại 1 lần. Hiệu quả càng cao khi các mũi tiêm được nhắc lại định kì. Giá thuốc khá đắt vậy về lâu dài, đây là một biện pháp điều trị tốn kém hơn so với 1 lần phẫu thuật.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT GIẢI ÉP VI MẠCH

Đây là cách điều trị can thiệp ngoại khoa phổ biến nhất được dùng trên thế giới. Mục đích của cuộc phẫu thuật là giải phóng chèn ép ở dây thần kinh mặt- một trong những nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng giật ở mặt.Bệnh nhân sau được khám lâm sàng, đánh giá mức độ co giật bằng thang  điểm của E. K. TAN, sau  đó  được chụp MRI não không thuốc tương phản tập trung khảo sát mối tương quan thần kinh và mạch máu vùng góc cầu tiểu não.

Thang điểm E. K. TAN đánh giá mức độ nặng của bệnh:

Điểm

Triệu chứng

0 điểm

Bình thường

1 điểm

Co giật nửa mặt mức độ nhẹ.

2 điểm

Co giật nửa mặt trung bình, không ảnh hưởng đến chức năng

3 điểm

Co giật nửa mặt trung bình, có ảnh hưởng đến chức năng

4 điểm

Co giật nửa mặt trung bình, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng

Chỉ định phẫu thuật với những bệnh nhân từ 2 điểm trở lên theo thang điểm E. K. TAN và có căn nguyên là do quai mạch máu chèn ép

- Phương pháp tiến hành:

Người bệnh sẽ được gây mê đường nội khí quản. Phẫu thuật viên sẽ đi theo 1 đường ở sau tai, vào hố sọ sau. Khi tiếp cận đến vùng mong muốn, phẫu thuật viên sẽ bóc tách màng nhện, tách mạch máu ra khỏi phức hợp dây VII, VIII. Đặt một mẫu steílon vào giữa mạch máu và phức họp VII, VIII. Như vậy dây thần kinh VII sẽ được giải phóng khỏi chèn ép.

  • Biến chứng sau phẫu thuật:

Tuy nhiên không có cách thức điều trị nào lại không có những biến chứng của nó. Như ở phương pháp này có thể kể đến là :Tổn thương dây VII, VIII; dò dịch não tủy; chảy máu não hay dưới màng cứng, Viêm màng não.

  • Theo dõi

Người bệnh sẽ được theo dõi sau mổ từ 3-4 ngày, nếu không có diễn biến đặc biệt họ hoàn toàn có thể xuất viện ra về và tái khám sau đó theo hẹn.

  • Hiệu quả điều trị:

Tỉ lệ thành công có thể lên tới 85 đến 93%. Khoảng 9% sô bệnh nhân ghi nhận có giảm triệu chứng bệnh. Tỉ lệ tái phát là khoảng 10%.

5. KẾT LUẬN

Chứng co giật cơ nửa mặt hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các phương pháp khác nhau với hiệu quả cao. Để Lựa chọn cách điều trị tốt nhất người bệnh cần trao đổi với bác sĩ và tuân thủ theo liệu trình điều trị. Hiệu quả của các phương pháp điều trị phần lớn là thành công với tỉ lệ tái phát thấp vậy nên chúng tôi khuyên rằng khi có triệu chứng, người bệnh nên tìm đến các địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, với đợi ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao để điều trị để có được kết quả tốt nhất.

Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.


Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị co giật cơ nửa mặt nhờ bác sĩ giúp đỡ nên đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    13/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung