Cơ tay bị giật liên tục
Giật cơ là sự co thắt cơ đột ngột, một cách không tự nguyện và không kiểm soát được. Nó có thể liên quan đến một cơ hay một nhóm cơ theo thứ tự hoặc ngẫu nhiên.
2. Nguyên nhân giật cơ liên tục
3. Triệu chứng của giật cơ
4. Co giật cơ tay liên tục là gì
5. Điều trị cơ tay bị giật liên tục
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
Giật cơ là sự co thắt cơ đột ngột, một cách không tự nguyện và không kiểm soát được. Nó có thể liên quan đến một cơ hay một nhóm cơ theo thứ tự hoặc ngẫu nhiên.
Giật cơ có thể chỉ là một sự co thắt nhất thời, vô hại. Nhưng trong một số trường hợp , trong cơn co thắt có thể dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, nói chuyện, và vận động của một người.
Giật cơ xuất hiện ở giới nam và giới nữ với tần suất tương đương, có thể từ nhẹ đến nặng. Tiền sử bản thân và có người nhà bị giật cơ là một yếu tố nguy cơ phổ biến, tuy nhiên yếu tố di truyền cũng chưa được xác định rõ ràng.
Có rất nhiều loại giật cơ, thường được mô tả theo nguyên nhân hoặc vị trí xuất hiện triệu chứng. Sau đây là một số dạng hay gặp:
- Co giật là dạng nặng nhất, ảnh hưởng đến vận động tay chân, mặt hoặc giọng nói. Cơn giật càng trở nên nghiêm trọng bởi những nỗ lực kiểm soát. Thường gặp trong các nguyên nhân gây thiếu oxy hoặc lưu lượng máu đến não.
- Đột quỵ bắt nguồn từ vỏ não. Nó là một dạng của bệnh động kinh. Cũng giống như co giật, bệnh có thể tồi tệ lên khi cố gắng điều khiển cơ thể
- Rung giật cơ vòm họng gây ảnh hưởng đến vòm miệng, gây co thắt thường xuyên, nhịp nhàng trên một hoặc cả hai bên vòm miệng. Cũng có thể ảnh hưởng đến mặt, lưỡi, cổ họng hoặc cơ hoành. Co thắt có thể với tốc độ 150 chu kỳ trong một phút.
- Giật cơ sinh lý xảy ra ở những người khoẻ mạnh, thường không cần can thiệp gì sẽ tự hết như nấc cụt, giật cơ ở trẻ sơ sinh
- Bệnh động kinh tiến triển là một nhóm bệnh có thể xấu đi theo thời gian gây đến tử vong
- Giật cơ phản xạ: là trường hợp giật cơ xuất hiện khi bi kích thích như tiếng ồn, chuyển động hoặc ánh sáng. Gặp ở những người tăng độ nhạy cảm với môi trường xung quanh.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Giật cơ có thể do tự phát hoặc thứ phát sau một số nguyên nhân như
Nhiễm trùng
Chấn thương tuỷ sống, đầu
Chấn thương tại vị trí giật cơ
U não, u tuỷ sống
Suy thận
Bệnh rối loạn chuyển hoá
Tác dụng phụ của thuốc hoặc hoá chất
Thiếu oxy trong ngạt
Viêm tự miễn
Hội chứng kém hấp thu như bệnh celiac
Giật cơ cũng có thể là một triệu chứng của hội chứng rối loạn thần kinh như
Viêm não, màng não
Đa xơ cứng
Hôn mê
Bệnh mất trí não trước
Các triệu chứng của giật cơ có thể từ nhẹ đến nặng. Co thắt có thể hiếm khi xảy ra hoặc thường xuyên. Một vùng của cơ thể hoặc tất cả các nhóm cơ có thể bị ảnh hưởng. Bản chất của các triệu chứng sẽ phụ thuộc vào điều kiện cơ bản. Thông thường, các dấu hiệu của giật cơ thường gặp:
Xuất hiện một cách đột ngột, không báo trước
Xuất hiện trong một thời gian ngắn
Không kiểm soát được
Xuất hiện ở một vị trí nhất định hoặc toàn thân
Gây ảnh hưởng đến việc ăn uống, lời nói hoặc hành động.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Giật bắp tay là hiện tượng co thắt, tăng trương lực cơ bắp tay, có thể xuất hiện trên một bắp cơ hoặc trên cả những cơ xung quanh, gây ảnh hưởng đến hoạt động nâng đỡ, gấp duỗi của tay.
Một số nguyên nhân thường gặp gây co giật cơ bắp tay như:
Stress trong thời gian dài
Dùng nhiều chất kích thích như rượu, cafein, nicotin, …
Thiếu chất dinh dưỡng: calci, magein, thiếu vitamin D, vitamin B, thiếu muối, thiếu nước …
Dùng một số loại thuốc như: corticoid, estrogen. …
Những nguyên nhân trên chỉ gây giật cơ trong một thời gian nhất định, không quá nghiêm trọng, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn.
Một số nguyên nhân gây giật cơ nghiêm trọng:
Chứng loạn dưỡng cơ
Teo cơ tuỷ sống
Hội chứng issaac
Một số bệnh lý não: chấn thương, viêm não- màng não, u não, …
Khi có triệu chứng, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chuyên khoa giúp đỡ tìm nguyên nhân và điều trị bệnh.
Một số xét nghiệm dùng trong chẩn đoán giật cơ:
Điện não đồ (EEG): với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ gắn các điện cực vào đầu bạn, yêu cầu bạn thở sâu đều đặn và nhìn vào ánh sáng chói hoặc nghe âm thanh, từ đó có thể phát hiện ra những bất thường trong hoạt động điện ở não bộ.
CT, MRI: tìm các tổn thương thực thể của não, tuỷ sống hoặc tại chính vị trí co cơ
Điện học cơ: giúp đo hoạt động của cơ, phát hiện những dẫn truyền bất thường trong cơ
Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm điện giải đồ
Xét nghiệm men gan
Xét nghiệm chức năng thận
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm các bệnh tự miễn
Xét nghiệm lipid
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
Đối với triệu chứng co giật nhẹ, thường tự động khỏi vài ngày nên bệnh nhân không cần điều trị gì. Nhưng trong trường hợp nặng, bác sỹ có thể kê cho bạn một vài loại thuốc như:
Thuốc an thần: clorazepam là loại phổ biến nhất được dùng trong giật cơ tay. Tác dụng phụ như gây buồn ngủ, rối loạn phối hợp vận động.
Thuốc chống co giật: thuốc được sử dụng để kiểm soát động kinh đã được chứng minh hữu ích trong việc giảm triệu chứng co giật cơ. Các thuốc chống co giật phổ biến nhất được sử dụng cho giật cơ tay là levetiracetam (Keppra), acid valproic (Depakene) và primidone (Mysoline).
Ngoài ra còn một số liệu pháp phối hợp trong điều trị hoặc phẫu thuật trong các trường hợp tổn thương thực thể Như do u, chấn thương não, tủy sống, chèn ép tủy sống.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Sinh hoạt lành mạnh
Tự bảo vệ mình trước chấn thương bằng cách đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy có triệu chứng giật cơ
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 29 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh, Cơ xương khớp
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Nội thần kinh, Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 8 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi