Co giật cơ gò má
Cơ mặt bị giật có nhiều nguyên nhân, đó có thể là do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, stress, xem tivi, điện thoại quá nhiều.
1. Các nguyên nhân của co giật cơ gò má
2. Từ những nguyên nhân kể trên, một số cách phòng tránh co giật cơ mặt
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
===
1. Các nguyên nhân của co giật cơ gò má
Co giật nửa mặt (Hemifacial spasm): Co giật nửa mặt là tình trạng co giật một cách không chủ ý ở các cơ của 1 bên mặt mà thường là bên trái. Vận động các cơ ở mặt được điều khiển bởi dây thần kinh số VII và số V. Nếu các sợi dây thần kinh này bị chèn ép ở một vị trí nào đó trên đường đi nó có thể ảnh hưởng đến việc điều khiển các cơ vùng mặt. Co giật thường xuất hiện một cách không kiểm soát và cả trong khi ngủ.
Bệnh hầu như chỉ xuất hiện ở 1 bên mặt. Mặc dù vẫn có thể xảy ra ở cả 2 bên nhưng rất hiếm, thường chỉ xuất hiện trong một số trường hợp nặng. Co giật nửa mặt khởi phát bằng những cơn co giật ngắn ở cơ vòng mắt và dần dần theo năm tháng lan đến các cơ khác ở mặt (cơ cau mày, cơ trán, cơ vòng miệng, cơ bám da cổ, cơ gò má)
Nguyên nhân của co giật nửa mặt là do chèn ép lên dây thần kinh mặt hoặc bất thường trong não, hiếm gặp có thể do nhiễm trùng hoặc đột quỵ
Bệnh tuy không gây đau và không đe dọa tính mạng nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tinh thần người bệnh, từ đó gây cản trở giao tiếp xã hội ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.
Điều trị chứng co giật cơ nửa mặt có thể bằng tiêm thuốc hoặc phẫu thuật.
Thuốc để tiêm là botulinum độc tố (botox), được sử dụng để làm tê liệt các cơ mặt và ngừng co giật. Phương pháp điều trị này tỉ lệ cho hiệu quả từ 85 - 95%. Các tác dụng này sẽ mất đi sau 3 - 6 tháng và người sử dụng cần được theo dõi thường xuyên bởi phương pháp này cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn như sụp mí, đau mắt, liệt nhẹ cơ mặt... Nhưng các tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một thời gian ngắn.
Mặc dù phẫu thuật có xâm lấn hơn nhưng phương pháp này đem lại kết quả điều trị ngay và vĩnh viễn. Trong một thủ thuật được gọi là giải ép vi mạch, bác sĩ phẫu thuật di chuyển động mạch đang đè ép ra khỏi dây thần kinh số VII và đặt một tấm đệm lên dây thần kinh để bảo vệ nó khỏi bị tái chèn ép trong tương lai. Phẫu thuật này rất có hiệu quả, phù hợp với người trẻ tuổi và những người ở giai đoạn đầu của tình trạng này.
Chứng giật cơ (máy cơ): Thực ra đây chỉ là hiện tượng bình thường xảy ra do rối loạn tạm thời chức năng thần kinh cơ tại vị trí bị bệnh. Và cũng rất ít khi có liên quan đến bệnh lý.
Biểu hiện đặc trưng bởi những cơn co cơ cục bộ, tự động tại một vài nhóm cơ nào đó nhưng không mang tính chất co cứng liên tục. Hệ thống thần kinh ở đó có sự nhạy cảm bất thường và liên tục phát xung động co cơ. Vì thế người bệnh có thể thấy nó liên tục giật giật nhưng không bị cứng hàm hay cứng lưỡi như trong hiện tượng chuột rút thông thường.
Sự giật cơ là rất tinh tế, chỉ khi nào chúng ta càng chú ý đến thì nó mới càng giật nhiều. Do đó nếu làm chủ được lý trí của mình thì nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như cuộc sống của chúng ta được. Và sau một thời gian bệnh sẽ tự hết.
Tham gia vào hoạt động thể chất hoặc tập thể dục quá sức. Sau khi hoạt động thể chất, axit lactic tích lũy trong cơ bắp. Điều này có thể gây co giật cơ đặc biệt nhất ở chân, cánh tay, lưng, cơ mặt,…
Căng thẳng và lo âu. Thường xuyên gây ra co giật cơ mặt
Không uống đủ nước. Làm các sợi cơ thiếu nước, mất cân bằng điện giải gây co giật. Đây là nguyên nhân thường gây co giật những cơ lớn hơn là cơ mặt
Tiêu thụ đồ uống có caffeine. Cà phê, trà, cola, đồ uống năng lượng - tiêu thụ các loại đồ uống này có thể làm cho các cơ ở mặt và các nơi khác co giật vì tất cả chúng chứa caffeine, là chất kích thích.
Hút thuốc. Nếu bạn hút thuốc lá hoặc các sản phẩm thuốc lá khác, rất có thể bạn sẽ bị co giật cơ mặt thường xuyên vì bạn đang uống nhiều chất nicotine, một chất kích thích giống như caffein.
Thiếu một số vi chất. Bạn có thể bị co giật cơ mặt thường xuyên hơn nếu chế độ ăn uống của bạn không bao gồm lượng canxi tốt, điều quan trọng đối với hoạt động của cơ bắp, cũng như các vitamin nhóm B rất quan trọng đối với sức khỏe của các dây thần kinh.
Vitamin B1 có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa
Uống một số loại thuốc. Một số loại thuốc như chống viêm và ngừa thai có thể gây co giật các cơ ở bàn tay, cánh tay, chân và thậm chí cả mặt như một tác dụng phụ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Từ những nguyên nhân kể trên, một số cách phòng tránh co giật cơ mặt:
Giảm mức độ căng thẳng và kiểm soát sự lo lắng của bạn. Tập các bài tập vừa phải, thiền định và ngủ đủ giấc.
Có một chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn trái cây và rau quả, và tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin B. Lấy protein từ các nguồn khỏe mạnh như gia cầm, cá và đậu.
Bỏ hút thuốc và hạn chế uống caffein. Tránh uống quá nhiều cà phê, soda và những thứ khác có caffein trong đó.
Uống nhiều nước. Ngoài ra, tiêu thụ rượu trong chừng mực vì nó có xu hướng khiến bạn mất nước.
Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích được cho bạn. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246.
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ
Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 28 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh
Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh
Kinh nghiệm: 22 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2
Bình luận, đặt câu hỏi