Nguyên nhân và cách điều trị chứng co giật cơ bụng

Nguyên nhân và cách điều trị chứng co giật cơ bụng

Cơ bụng bị co giật có thể là do nguyên nhân từ các cơ thành bụng, dạ dày hoặc ruột. Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng này là lành tính, nhưng có một số có nguyên nhân khác tiềm ẩn.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Bác sĩ Trần Đình Vũ chia sẻ: Giống như bất kỳ cơ bắp nào khác trong cơ thể, cơ bụng của bạn có thể bị co thắt do căng cơ trong quá trình vận động hoặc mệt mỏi, mất nước và sử dụng chất kích thích như uống rượu hoặc ma túy.

Co thắt cơ bụng là một dạng khác của chứng bệnh co giật phổ biến ở các vận động viên. Tuy nhiên, do đại tràng và ruột non là các cơ quan chiếm ưu thế ở vùng bụng dưới, hầu hết co thắt bụng bất thường là do các rối loạn cấp tính của ruột, như tắc ruột, thủng hoặc viêm túi thừa.

Các nguyên nhân khác có nguồn gốc từ các cơ quan trong bụng bao gồm sỏi mật, thoát vị, và phình động mạch chủ bụng bị vỡ.

Co giật cơ bắp là những chuyển động của cơ thể không có chủ đích và không thể tự kiểm soát.

1. Một số nguyên nhân gây co giật cơ bụng

a. Stress

Căng thẳng là một nguyên nhân rất phổ biến của co giật cơ bắp. Trong một thời gian dài lo lắng, các nhóm cơ nhỏ hơn có thể bị ảnh hưởng đầu tiên. Ví dụ như các cơ mí mắt, dẫn đến cảm giác co giật mắt. Tuy nhiên, bất kỳ nhóm cơ nào cũng có thể bị ảnh hưởng, trong đó có nhóm cơ bụng.

Cơ chế là do sự gia tăng nồng độ adrenaline và kích hoạt hệ thần kinh giao cảm trong thời gian căng thẳng. Tất cả chúng ta đều cảm thấy căng thẳng hàng ngày, và co giật cơ trong thời gian ngắn không phải là điều đáng lo ngại. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ.

>>>> Để hiểu rõ hơn về bệnh Stress, bạn có thể tham khảo tại bài viết: Bệnh Stress là gì?

b. Viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột là cả viêm dạ dày, nhưng trong viêm dạ dày ruột, ruột cũng bị viêm. Nhiễm trùng, chẳng hạn như từ vi khuẩn Helicobacter pylori, Norwalk, và rotavirus, thường gây ra những tình trạng này.

Các triệu chứng khác của viêm dạ dày và viêm dạ dày ruột bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa
  • Tiêu chảy (chỉ viêm dạ dày ruột)
  • Đau bụng
  • Đầy hơi

c. Mất nước

Mất chất điện giải do mất nước do ra mồ hôi, ói mửa và tiêu chảy có thể dẫn đến co thắt cơ trong toàn cơ thể, bao gồm cả cơ bụng.

Điều này xảy ra vì cơ bắp cần chất điện giải như canxi, kali và magiê để hoạt động bình thường. Khi chúng không có các chất điện giải này, các cơ của bạn có thể bắt đầu hoạt động bất thường và co thắt.

Các triệu chứng khác của mất nước bao gồm:

  • Rất khát
  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Nước tiểu màu vàng đậm

d. Hơi trong đường tiêu hóa

Sự tích tụ hơi trong dạ dày của bạn có thể làm cho các cơ ruột  bị co thắt khi cơ thể bạn cố giải phóng chúng. Các triệu chứng khác:

  • Đau bụng
  • Đau dạ dày
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi

e. Bệnh viêm ruột

Những bệnh này, chẳng hạn như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (UC), là những bệnh viêm mãn tính. Bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa, trong khi viêm loét đại tràng chỉ ảnh hưởng đến đại tràng.

Trong cả hai trường hợp, viêm có thể gây co thắt ruột. Các triệu chứng khác của bệnh viêm ruột là:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Sụt cân
  • Đau bụng
  • Mệt mỏi
  • Đổ mồ hôi đêm

f. Rối loạn thần kinh

Co giật cơ bắp là một đặc trưng điển hình của rối loạn hệ thần kinh ngoại vi. Chúng bao gồm tổn thương cơ học của các dây thần kinh và các bệnh thần kinh ngoại vi do đái tháo đường gây ra.

Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như vậy, và co giật cơ cũng có thể xảy ra trong các rối loạn hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, và rối loạn hỗn hợp của hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, chẳng hạn như xơ cứng teo cơ (ALS).

g. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến ruột già. Nó không gây thay đổi tế bào biểu mô ruột như bệnh viêm ruột, nhưng các triệu chứng tương tự nhau.

h. Căng cơ quá mức

Khi cơ bụng hoạt động quá mức có thể dẫn đến chứng co thắt, xảy ra ở những người hay tập thể dục thường xuyên với cường độ cao. Thường đau tăng khi di chuyển, vận động.

co giật cơ bụng

Tập thể dục thể thao quá mức có thể gây co thắt cơ bụng

Bạn có thể tham khảo thêm một số triệu chứng co giật cơ liên quan tới vận động khác như:

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Co giật cơ bụng khi có thai

Co thắt cơ bụng là một sự xuất hiện phổ biến trong thai kỳ. Hầu hết các nguyên nhân của hiện tượng co giật cơ bụng khi có thai là vô hại, nhưng bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn bị đau, hoặc co thắt liên tục hoặc tái diễn.

co giặt cơ bụng

Một số lý do có thể dẫn đến hiện tượng bà bầu bị giật cơ bụng là:

  • Hơi trong đường tiêu hóa: Do progesterone xuất hiện trong thai kỳ làm giãn cơ trơn và giãn cả cơ trơn đường ruột, gây ứ đọng khí.
  • Cơn co Braxton-Hicks: Xuất hiện nhiều nhất vào những tháng cuối thai kỳ, là cơn co sinh lý, không gây đau.
  • Cử động của thai
  • Căng giãn cơ: Do trong quá trình mang thai các cơ của tử cung phải lớn lên để chứa thai nên gây căng giãn, đặc biệt trong các trường hợp đa thai, đa ối.

3. Các biện pháp giảm co thắt cơ bụng

  • Đối với cảm giác co giật cơ tạm thời, bạn nên nghỉ ngơi. Hãy thử sử dụng một số kỹ thuật giảm stress, chẳng hạn như yoga hoặc thiền định. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin và khoáng chất. Vitamin B6 và B12 đặc biệt quan trọng đối với chức năng hoạt động của hệ thần kinh cơ, cũng có thể sử dụng chất bổ sung magiê để thư giãn cơ bắp.
  • Dùng nhiệt có thể làm giảm co thắt cơ, đặc biệt hữu ích khi nguyên nhân do căng cơ quá mức.
  • Massage bụng
  • Chất điện giải: Nếu co thắt dạ dày của bạn là do mất nước, bổ sung các chất điện giải có thể hữu ích. Hãy thử uống một thức uống thể thao hoặc ăn chuối.

Tuy nhiên, hãy thận trọng nếu bạn có tiền sử suy thận, vì một số chất điện giải, đặc biệt là kali, có thể làm tình trạng bệnh nặng lên.

Ngoài ra, nếu bạn có biểu hiện chóng, bạn đã mất một lượng đáng kể dịch cơ thể. Đến nơi cấp cứu gần nhất để bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch để ngăn cơ thể khỏi bị sốc và ngăn ngừa tổn thương tim, gan, não và thận.

  • Thuốc giảm đau

Nếu cơn co thắt cơ bụng kèm theo triệu chứng đau, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc acetaminophen (paracetamol).

Bạn phải thận trọng với thuốc giảm đau OTC. Ibuprofen và các loại thuốc tương tự có thể gây loét dạ dày và tổn thương thận nếu dùng quá nhiều. Acetaminophen với số lượng lớn có thể gây tổn thương gan và thậm chí là suy gan.

Nếu bạn cảm thấy rằng bạn cần phải uống nhiều thuốc hơn liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________



Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Thông tin thêm về Co giật

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Trung Hậu

    Chào bác sĩ. Tôi thỉnh thoảng bị co giật cơ bụng nhờ bác sĩ giúp đỡ nên đã giảm. Cảm ơn bác sĩ.

    09/07/2018

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung