Sau phẫu thuật mổ bướu cổ nên ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
Chào bác sĩ, tôi tên là Nguyên. Mẹ tôi năm nay 45 tuổi và đã mổ bướu cổ được 5 ngày. Bác sĩ cho tôi hỏi sau khi phẫu thuật mổ bướu cổ thì tôi nên cho mẹ tôi nên ăn gì để hồi phục tốt nhất? Cảm ơn bác sĩ.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Trả lời:
Chào bạn Nguyên, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Thắc mắc của bạn có lẽ cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Để trả lời cho câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được cung cấp một số thông tin sau:
Bướu cổ là sự gia tăng thể tích của tuyến giáp trạng. Để hiểu rõ hơn về bướu cổ, bạn có thể xem thêm TẠI ĐÂY. Mổ bướu cổ là một phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Phẫu thuật này được sử dụng để điều trị các bệnh lí tuyến giáp như ung thư, nhân giáp hoặc cường giáp. Kích thước phần tuyến giáp bị cắt đi phụ thuộc vào nguyên nhân gây bướu cổ. Nếu chỉ có một phần tuyến giáp bị cắt đi thì tuyến giáp vẫn có thể hoạt động bình thường sau mổ. Nếu cắt hết toàn bộ tuyến thì bệnh nhân cần dùng thuốc có chứa hormone giáp mỗi ngày để thay thế cho hormone giáp tự nhiên và đảm bảo cho các chức năng bình thường của cơ thể.
>>>Để nắm rõ hơn về phương pháp mổ bướu cổ, bạn có thể tham khảo thêm tại Phẫu thuật mổ bướu cổ.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thay đổi tùy từng bệnh nhân và không có quy định mốc thời gian chính xác để điều chỉnh chế độ ăn sau phẫu thuật. Thông thường, bệnh nhân được cho phép ăn càng sớm càng tốt sau khi tỉnh lại. Một vài bệnh nhân có thể có triệu chứng đau cổ họng hoặc khàn giọng. Điều này không có nghĩa là cuộc phẫu thuật đã gây tổn thương vĩnh viễn tới dây thần kinh điều khiển dây thanh âm. Các triệu chứng này có thể xuất hiện tạm thời, nguyên nhân có thể là do ống nội khí quản được đặt vào vùng họng khi phẫu thuật gây kích thích hoặc do kích thích dây thần kinh thanh âm khi phẫu thuật.
Một vài ngày đầu sau phẫu thuật, do bệnh nhân vẫn còn đau cổ họng nên người nhà chú ý cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn lỏng và dễ nuốt như nước, súp, thịt xay mềm, cháo, các loại đậu hầm mềm. Điều quan trọng là phải uống đủ nước trong ngày. Nước có thể bổ sung bằng đường uống hoặc trong nước canh, cháo,… Do ăn các loại thức ăn mềm, lỏng nên bệnh nhân có thể mau đói, do đó bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra, cho mẹ ăn nhiều lần và ăn chậm để tránh bị sặc.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Vitamin
Sau khi xuất viện và về nhà, người nhà nên chú ý việc ăn uống của bệnh nhân nhiều hơn. Nên bổ sung thêm iod và các loại vitamin cần thiết cho quá trình hồi phục bệnh, nhất là vitamin C và vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày. Các loại thức ăn chứa nhiều vitamin C và vitamin A có thể kể đến là các loại quả có màu đỏ cam, rau có màu xanh đậm như cà rốt, khoai lang, cam, chanh, trứng, sữa, các loại quả chua,… Do vitamin C là một loại vitamin tan trong nước nên bạn cần cho mẹ bạn uống đủ nước (khoảng 2l – 2.5l/ngày).
Kẽm
Kẽm là một loại vi khoáng chất của cơ thể, có ở khắp các tế bào trong cơ thể. Kẽm đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc lành vết thương và đóng góp xây dựng hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó bạn cũng nên bổ sung thêm kẽm vào thực đơn của mẹ sau phẫu thuật. Cả 2 vai trò này đều cực kì cần thiết trong quá trình hồi phục sau phẫu thuật mổ bướu cổ. Các loại thức ăn chứa nhiều protein như thịt gà, thịt bò và thịt heo, cũng như các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu là nguồn bổ sung kẽm tốt nhất trong thiên nhiên.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Sắt
Ngoài kẽm thì sắt cũng là một vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhất là trong quá trình hồi phục. Sắt là một nguyên liệu để tạo máu và đóng góp vào các quá trình oxy hóa, chuyển hóa các chất trong cơ thể. Do đó, bổ sung sắt và kẽm trong khẩu phần ăn của bệnh nhân sau phẫu thuật rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các loại thức ăn giàu sắt bao gồm các loại thịt gia cầm và thịt đỏ, các loại đậu, trứng, bánh mì nguyên cám, rau xanh,...
Rau xanh
Ngoài các loại thực phẩm nên ăn sau phẫu thuật bướu cổ tôi đã đề cập ở trên, mẹ bạn cũng nên hạn chế các loại rau họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải ngọt, cải xoăn, bắp cải vì trong những loại rau này có chứa một hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucosinolate. Khi các hợp chất này bị phá vỡ sẽ sản sinh ra isothiocyanates, chính chất này sẽ ngăn cản sự hấp thu iod của tuyến giáp. Nếu muốn ăn các loại rau cải này, bạn nên thái nhỏ và nấu chín để hạn chế lượng isothiocyanates sản sinh ra.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Để hồi phục tốt thì ngoài việc ăn uống, mẹ bạn cũng nên uống thuốc theo đơn bác sĩ cho về và tái khám định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng tuyến giáp sau phẫu thuật cũng như các triệu chứng của bệnh lí tuyến giáp trước đó. Việc uống thuốc đúng giờ và đúng liều rất quan trọng vì thuốc sẽ bổ sung lượng hormone cần thiết cho cơ thể sau phẫu thuật và phòng tránh tái phát bệnh. Sau phẫu thuật bướu cổ không cần hạn chế hoạt động, do đó mẹ bạn có thể tập thể dục và sinh hoạt như bình thường. Cần tái khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như run tay, hồi hộp, đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi, chán ăn.
Dĩ nhiên là cũng sẽ có những loại thực phẩm mà mẹ bạn cần phải tránh. Những loại thực phẩm đó đã được chúng tôi liệt kê tại Mổ bướu cổ không nên ăn gì.
Chúc mẹ bạn mau khỏi bệnh!
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi