Bị bướu cổ có mang thai được không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chào bác sĩ, tôi tên là Thu. Tôi bị bệnh bướu cổ đã 3 tháng nay và hiện đang điều trị. Tôi muốn hỏi bác sĩ là tôi liệu có mang thai giai đoạn này được không, liệu có ảnh hưởng hay nguy hiểm gì đến thai nhi không và con tôi có bị di truyền bệnh bướu cổ không ạ. Mong bác sĩ giải đáp cho câu hỏi của tôi. Cảm ơn bác sĩ.
==
Tham vấn thông tin, tư vấn và hỗ trợ đặt lịch khám:
✍ Bác sĩ chuyên về Bướu Giáp Hello Doctor
==
Trả lời:
Chào bạn Thu, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề mà bạn đặt ra cũng chính là điều mà hiện nay nhiều người đang quan tâm. Trong trường hợp bướu cổ lành tính (không rối loạn chức năng tuyến giáp và cũng không bị ung thư), bạn hoàn toàn có thể có em bé và không cần lo lắng điều gì. Tuy nhiên, nếu bạn có tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp - cường giáp hay suy giáp, thì điều này có thể gây khó khăn và làm giảm khả năng thụ thai thành công. Thậm chí trong thai kì, nếu tình trạng bất thường chức năng tuyến giáp không được kiểm soát tốt thì có thể sẽ gây ra một số biến chứng có hại đến sức khỏe thai nhi.
>>>Để biết thông tin chi tiết về bệnh bướu cổ, bạn có thể xem tại: BỆNH BƯỚU CỔ
Khi có thai, bạn nên báo ngay cho Bác sĩ điều trị của mình biết để được theo dõi sát nồng độ hormone tuyến giáp. Điều này sẽ giúp cho bạn làm giảm nguy cơ các biến chứng thai kỳ do rối loạn hormone tuyến giáp gây ra.
Rối loạn tuyến giáp có gây hiếm muộn, khó có em bé không?
Theo thống kê của Hiệp Hội Phụ Sản Hoa kỳ( ACOG), 5% phụ nữ có vấn đề về thụ thai, sảy thai là do nguyên nhân bất thường hormone tuyến giáp.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Cường giáp
Đối với nữ giới, cường giáp sẽ làm rối loạn kinh nguyệt, khiến chu kỳ kinh bất thường, phụ nữ dễ bị rong kinh, thời gian trứng rụng cũng thay đổi theo khiến quá trình thụ tinh trở nên khó khăn hơn.
Đối với nam giới, cường giáp làm giảm số lượng tinh trùng, chất lượng tinh trùng không đảm bảo.
>>>Tham khảo thông tin đầy đủ về bệnh cường giáp tại: BỆNH CƯỜNG GIÁP
Suy giáp
Trong suy giáp, nồng độ hormone tuyến giáp của bạn trở nên thấp hơn, khiến chu kì kinh nguyệt dài hơn, thời gian rụng trứng ngắn lại và khó kiểm soát. Đồng thời, tình trạng rong kinh kéo dài dễ gây ra mất máu mạn tính khiến người bệnh dễ bị thiếu máu - một yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng mang thai cũng như làm tăng nguy cơ sảy thai.
Hormone tuyến giáp thấp ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, khiến chúng trở nên chậm chạp hay hoạt động bất thường. Đây là điều cực kỳ không tốt cho thai kì, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu), khi mà cơ thể người mẹ cần phải thay đổi tích cực để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Do vậy, người bệnh suy giáp nếu không kiểm soát khả năng thụ thai sẽ thấp cũng như sảy thai sẽ cao hơn người bị cường giáp.
>>>Tham khảo thông tin đầy đủ về bệnh suy giáp tại: BỆNH SUY GIÁP
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Khi mang thai có làm tình trạng bênh tuyến giáp tái phát hay không?
Đối với những người đã từng bị rối loạn chức năng tuyến giáp và điều trị khỏi rồi, điều mà họ quan tâm là liệu việc mang thai có làm cho họ bị tái phát bệnh.
Cường giáp
Thông thường, hormone tuyến giáp sẽ tiết ra nhiều và mạnh mẽ nhất vào khoảng tháng thứ 4-5 của thai kỳ để hỗ trợ sự phát triển tuyến giáp của thai nhi. Do đó, sản phụ sẽ dễ bị cường giáp tái phát, thậm chí là cường giáp lần đầu trên những phụ nữ không có cường giáp trước đó.
Tuy nhiên, nếu bạn đang bị cường giáp dưới lâm sàng và đang ổn định thì khi mang thai có thể làm khởi phát ngay trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Suy giáp
Suy giáp do viêm giáp tự miễn Hashimoto, đây là dạng bệnh rối loạn tự miễn, là nguyên nhân chiếm tỉ lệ cao nhất trong các nguyên nhân gây ra suy giáp trong và sau thai kỳ. Do trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có thể bị tình trạng rối loạn miễn dịch, tự sinh ra các kháng thể tấn công tuyến giáp của bản thân.
>>>Để biết thêm thông tin về bệnh viêm giáp tự miễn Hashimoto, bạn có thể tham khảo tại BỆNH HASHIMOTO
Ngoài ra, thai kỳ còn có thể làm khởi phát một số tình trạng suy giáp khác không do tự miễn. Nguyên nhân thông thường của chúng là do stress mãn tính, trầm cảm, không dung nạp thức ăn, và rối loạn đường huyết thai kỳ. Những tác nhân này sẽ gây áp lực lên tuyến yên- tuyến điều hòa chức năng tuyến giáp, sự tiết sữa và chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, tuyến yên sẽ mất khả năng liên lạc với tuyến giáp, hậu quả là suy giáp xảy ra. Với nhóm tác nhân này, tình trạng mất sữa kèm theo sẽ trầm trọng hơn. Nhưng bạn cũng đừng quá buồn nếu mắc phải nhóm tác nhân này vì rất may mắn là nhóm này dễ hồi phục, dễ điều trị và nguy cơ suy giáp ở con cũng thấp hơn nhóm do bệnh tự miễn.
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Mẹ mang thai bị bướu cổ có ảnh hưởng đến thai nhi không? Em bé có bị di truyền bệnh bướu cổ không?
Nguy cơ di truyền
Thông thường, tình trạng suy giáp hay cường giáp rất ít gây di tryền cho em bé ngay khi cả mẹ đang bị cường giáp hay suy giáp trong thai kỳ, chỉ khoảng 2-3% nguy cơ di truyền.
Biến chứng trên thai nhi
- Suy giáp bẩm sinh: Đối với các bà mẹ dùng thuốc kháng giáp (điều trị cường giáp) có thể làm tăng nguy cơ suy giáp bẩm sinh trên thai nhi.
- Cường giáp: Các bà mẹ bị cường giáp nếu không được điều trị tích cực nhằm giữ hormone tuyến giáp ổn định, thì khi trẻ sinh ra, dưới ảnh hưởng bởi nồng độ cao của hormone giáp sẽ khiến trẻ bị cường giáp tạm thời. Thông thường, hormone giáp của trẻ sẽ dần về bình thường sau vài tuần đến vài tháng sau sinh.
- Sinh non, thiếu tháng: Do cường giáp hay suy giáp đều làm tăng nguy cơ tiền sản giật, làm rút ngắn thai kỳ khiến trẻ dễ bị sanh non thiếu tháng.
- Thai chậm phát triển: Do không đủ dinh dưỡng và hormone kích thích, dễ khiến thai nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai.
- Chậm phát triển trí tuệ: Đối với các trẻ suy giáp bẩm sinh, hay có mẹ bị suy giáp nặng trong thai kỳ, rất dễ mắc tình trạng này. Nếu bạn bị suy giáp thai kỳ, tốt nhất nên kiểm tra nồng độ hormone giáp của bé ngay sau khi sinh và quan sát các biểu hiện phát triển tâm thần- trí tuệ có phù hợp với độ tuổi không. Can thiệp và điều trị càng sớm sẽ càng giảm nguy cơ và tác hại của chậm phát triển trí tuệ lên trẻ.
- Các bệnh tự miễn như : Lupus, hen suyễn, eczema, viêm da dị ứng..
_____________________________
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
DỄ DÀNG GẶP BÁC SĨ: GỌI 1900146
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SỨC KHỎE LẬP TỨC: GỌI 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
_____________________________
Đối với các trẻ có mẹ bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp, suy giáp do kháng thể kháng tuyến giáp như bệnh Grave’s (Basedow), Viêm giáp Hashimoto.. thì khả năng cao trẻ sẽ bị mắc các bệnh tự miễn sau này. Trong đó, nữ có nguy cơ gấp 9 lần nam, có thể các bệnh lý này không biểu hiện ngay sau sinh mà tới tận tuổi dậy thì mới bắt đầu phát ra. Do đó, hãy theo dõi và lưu ý cho bác sĩ về tìền sử bệnh tuyến giáp của bạn để kịp thời phát hiện sớm các bệnh tự miễn tiến triển muộn xảy ra trên con của bạn.
Bạn Thu thân mến, bạn vẫn có thể mang thai trong giai đoạn này. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng cũng như hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị cho bạn để đảm bảo thuốc bạn đang sử dụng không ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn có thể đến khám với bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình của Hello Doctor theo số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Bác sĩ khám, điều trị
Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 32 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi