Động mạch vành

Động mạch vành

Động mạch vành là một bệnh khá phổ biến trong cuộc sống, bạn có thể không thể nhận biết được bệnh động mạch vành cho đến khi xuất hiện sự tắc mạch máu hoặc có các cơn đau tim.

1. Bệnh động mạch vành là gì

2. Triệu chứng của bệnh động mạch vành

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành

4. Biến chứng của bệnh động mạch vành

5. Điều trị của bệnh động mạch vành

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh động mạch vành là gì?

Bệnh động mạch vành (tên tiếng Anh là Coronary Artery Disease) phát triển khi các mạch máu chính cung cấp máu, oxy, và dưỡng chất bị gây hại và bị bệnh. Những mảng vơ vữa chứa cholesterol trong động mạch vành và quá trình viêm thường gây nên bệnh động mạch vành.

Khi những mảng bám này hình thành, chúng gây hẹp lòng động mạch, làm giảm lượng máu đến nuôi tim. Cuối cùng, sự giảm lượng máu đến tim này có thể gây đau ngực (cơn đau thắt ngực), khó thở và các triệu chứng khác của bệnh mạch vành. Khi tắc nghẽn hoàn toàn gây nên nhồi máu cơ tim.

Vì bệnh động mạch vành thường tiến triển từ từ qua hàng chục năm, bạn có thể không thể nhận biết được đến khi xuất hiện sự tắc mạch máu hoặc có các cơn đau tim. Tuy nhiên bạn lại có thể làm được nhiều thứ để phòng ngừa và điều trị bệnh động mạch vành. Một lối sống lành mạnh có một tác động tích cực rất lớn vào việc phòng ngừa bệnh này.

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh động mạch vành

Nếu động mạch vành của bạn bị hẹp, chúng không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho quả tim bạn, đặc biệt khi nó đập nhanh như trong lúc tập thể thao. Khởi đầu, sự giảm dòng máu tới nuôi tim có thể không gây ra bất kì dấu hiệu hay triệu chứng nào. Khi mảng xơ vữa tiếp tục tăng kích thước trong lòng động mạch, bạn có thể phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh động mạch vành, chúng bao gồm:

Đau ngực (cơn đau thắt ngực): bạn có thể có cảm giác đè nặng hay thắt chặt ngực lại, như ai đó đè lên ngực của bạn vậy. Cơn đau này, hay được gọi là cơn đau thắt ngực, thường xảy ra ở giữa hoặc bên trái ngực. Cơn đau thắt ngực thường xảy ra sau các hoạt động thể chất hay bị stress.

Cơn đau này thường mất sau vài phút nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp, đặc biệt ở nữ giới, cơn đau này có thể lan lên đến cổ, cánh tay hoặc ra sau lưng.

Khó thở: nếu tim bạn không thể bơm đủ máu mà cơ thể cần, bạn có thể thấy khó thở hay mệt mỏi khi gắng sức.

Nhồi máu cơ tim: tắc nghẽn hoàn toàn động mạch vành có thể gây nên cơn nhồi máu cơ tim. Triệu chứng kinh điển của cơn nhồi máu bao gồm cảm giác đè ép, xé rách ở ngực và đau lan ở vai và cánh tay, đôi khi có khó thở, vã mồ hôi kèm theo.

Phụ nữ thường có ít các triệu chứng điển hình hơn nam giới khi nhồi máu cơ tim, như ở cổ hay đau tê hàm dưới. Đôi lúc một cơn nhồi máu cơ tim có thể diễn ra mà không có dấu chứng rõ ràng nào.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng bệnh động mạch vành

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ bị đau tim, gọi ngay cho cấp cứu hoặc bất cứ dịch vụ cấp cứu địa phương nào đó. Nếu bạn không gọi cấp cứu, hãy bắt xe đến ngay bệnh viện gần nhất. Tự lái xe đến bênh viện là phương án cuối cùng.

Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành, như cao huyết áp, mỡ máu cao, hút thuốc lá, bệnh đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bệnh mạch vành, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ kiểm tra tình trạng của bạn, đặc biệt nếu bạn có các dấu chứng của việc hẹp mạch máu.

Bác sĩ tham vấn thông tin:

✍ Các bác sĩ Mạch Máu Hello Doctor

☎ Gọi Bác sĩ

유 Chat Bác sĩ trên Facebook

3. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành được nghĩ là có những tổn thương của lớp áo trong của mạch máu, đôi khi xảy ra sớm từ niên thiếu. Các thương tổn này do các tác nhân gây hại sau:

  • Hút thuốc lá.
  • Cao huyết áp.
  • Mỡ máu cao.
  • Đái tháo đường
  • Lối sống thụ động.

Một khi lớp áo trong của động mạch bị tổn thương, các mảng chất béo từ cholestrol và từ các sản phẩm thải của các tế bào có xu hướng tụ vào nơi  tổn thương đó trong 1 quá trình gọi là xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt của mảng bám bị nứt hay vỡ, các tiểu cầu sẽ bám vào để cố gắng sửa chữa. Chính hiện tượng này làm tắc mạch dẫn đến nhồi máu cơ tim.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh động mạch vành

  • Tuổi: người cao tuổi tăng các yếu tố gây hại và hẹp mạch máu.
  • Giới tính: nam giới thường có các yếu tố nguy cơ nhiều hơn. Tuy nhiên nữ giới mãn kinh cũng có nguy cơ cao.
  • Tiền sử gia đình: tiền sử gia đình có người bị bệnh tim thì có liên quan tới nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành, đặc biệt nếu người có quan hệ gần đã có bệnh động mạch vành. Nguy cơ cao nhất nếu bố hay anh em trai bạn đã được chẩn đoán với bệnh tim trước 55 tuổi hoặc mẹ bạn hay chị em gái của bạn mắc bệnh trước 65 tuổi.
  • Hút thuốc lá: những người hút thuốc lá trực tiếp và hút thuốc lá thụ động có nguy cơ cao mắc động mạch vành.
  • Cao huyết áo: cao huyết áp không kiểm soát có thể gây cứng và dày mạch máu, gây hẹp lòng mạch máu.
  • Mức cholesterol máu cao: mức cholesterol máu cao có thể làm tăng nguy cơ tạo mảng xơ vữa. mữa cholesterol máu cao là hậu quả của hàm lượng cao mỡ tỉ trọng thấp (LDL), được biết như “mỡ xấu”. Một hàm lượng thấp mỡ máu tỉ trọng cao (HDL), được biết với cái tên “mỡ tốt”, có thể là dấu hiệu của xơ vữa.
  • Đái tháo đường: đái tháo đường có liên quan với nguy cơ cao của bệnh động mạch vành. Đái tháo đường tuýp 2 và bệnh động mạch vành chia sẻ với nhau các yếu tố nguy cơ, như là béo phì hay cao huyết áp.
  • Thừa cân-béo phì: thừa cân làm nặng thêm các yếu tố nguy cơ khác.
  • Lười vận động thể lực: thiếu tập luyện thể lực có liên quan tới bệnh động mạch vành và một số các yếu tố nguy cơ khác.
  • Mắc bệnh Stress: stress không mong muốn trong cuộc sống có thể gây hại cho động mạch của bạn cũng như làm nặng thêm các yếu tố nguy cơ khác của bệnh động mạch vành.

Các yếu tố nguy cơ thường kết hợp với nhau và có thể xảy ra trên nền một yếu tố kia, như béo phì dẫn đến đái đường tuýp 2 và cao huyết áp. Khi chúng kết hợp với nhau, một vài yếu tố nguy cơ làm cho bạn có nguy cơ cao hơn của bệnh động mạc vành. Ví dụ, hội chứng chuyển hóa - một tập hợp các tình trạng bao gồm tăng huyết áp, mỡ máu cao, tăng mức insulin và tăng lượng mỡ tích tụ vùng eo hông- làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

Thỉnh thoảng bệnh động mạch vành diễn ra mà thiếu đi các yếu tố nguy cơ điển hình. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu các yếu tố khả thi khác, bao gồm:

  • Ngưng thở khi ngủ: bất thường này gây ra các cơn ngưng thở lập lại trong lúc ngủ. Những cơn giảm oxy máu đột ngột diễn ra bất thường làm tăng huyết áp và làm quá sức hệ tim mạch, có khả năng dẫn đến bệnh động mạch vành.
  • Protein phản ứng C nhạy cảm cao( hs-CRP) : là một protein bình thường mà nó xuất hiện, nhiều khi có hiện tượng viêm xảy ra đâu đó trong cơ thể. Mức hs-CRP tăng cao có thể là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Dường như khi các động mạch vành co hẹp, trong máu sẽ xuất hiện nhiều hs-CRP.
  • Nồng độ triglyceride cao: đây là một loại mỡ máu mà khi ở mức cao có thể làm tăng nguy cơ của bệnh động mạch vành, đặc biệt ở nữ giới.
  • Homocystein: là một amino axit mà cơ thể bạn sử dụng để tạo ra các chất đạm, tạo và duy trì các mô cơ thể. Tuy nhiên ở mức cao homocystein có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.

4. Biến chứng và tác hại của bệnh động mạch vành

Đau thắt ngực: khi động mạch vành bị co hẹp, tim có thể không nhận đủ lượng máu cần khi nhu cầu tăng lên, đặc biệt khi hoạt động thể chất. Điều này có thể gây nên đau thắt ngực hay khó thở.

Nhồi máu cơ tim: nếu một mảng cholesterol vỡ ra và các cục máu đông, làm tắc hoàn toàn động mạch vành có thể khiến nhồi máu tim. Sự thiếu hụt dòng máu đến nuôi tim có thể hủy hoại cơ tim. Số lượng cơ tim bị hủy hoại thì phụ thuộc vào việc bạn được điều trị sớm hay muộn.

Suy tim: nếu một số khu vực của tim sẽ bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng vì lượng máu đến bị giảm, hoặc nếu tim bạn đã từng bị gây hại bởi một con đột quỵ. Tim bạn sẽ trở nên rất yếu trong việc bơm đủ máu đến các nơi cở thể cần. Tình trạng này gọi là suy tim.

Rối loạn nhịp tim: sự cung cấp máu không đủ cho tim hay sự hủy hoại cơ tim, có thể gây trở ngại cho hoạt động điện của tim,và làm nhịp tim bất thường.

5. Các phương pháp điều trị bệnh động mạch vành

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi về bệnh sử của bạn, thực hiện một bài kiểm tra thể lực và một số xét nghiệm máu thường quy. Bác sĩ có thể đề nghị một hay một số xét nghiệm:

Điện tâm đồ: điện tâm đồ ghi lại các tín hiệu điện học khi chúng di chuyển ở tim. Một điện tâm đồ có thể cho biết về cơn đột quỵ tim có trước đó hay đang có vấn đề hiện tại.

Trong một số trường hợp, điện tâm đồ Holter có thể được chỉ định. Trong loại điện tâm đồ này, bạn cần đeo một máy theo dõi di dộng trong 24h khi bạn làm những hoạt động thông thường. Một vài bất thường có thể biểu hiện sự thiếu máu ở tim.

Siêu âm tim: sử dụng sóng âm để tái hiện hình ảnh của quả tim. Trong lúc làm, bác sĩ có thể xác định các phần của tim có đóng góp bình thường vào hoạt động bơm máu của tim không? 

Các phần của tim chuyển động chậm có thể đã bị hư hại trong một đột quỵ tim hay nhận được quá ít oxy. Điều này cho biết có bệnh động mạch vành hay đang ở 1 tình trạng nào khác.

Nghiệm pháp gắng sức: nếu các dấu chứng xuất hiện hầu hết teong lúc bạn gắng sức, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chạy bộ trên máy chạy bộ hoặc đạp xe đạp trong suốt quá trình đo ECG này. Đây là một bài tập trong nghiệm pháp gắng sức. Trong một số trường hợp, thuốc để kích thích tim có thể được dùng để thay thế bài tập này.

Một số nghiệm pháp gắng sức sử dụng siêu âm tim. Ví dụ, bác sĩ có thể dùng siêu âm trước hay sau bài tập thể lực gắng sức. Hoặc bác sĩ sử dụng thuốc để kích thích tim trong siêu âm tim gắng sức này.

Một nghiệm pháp gắng sức khác được biết là nghiệm pháp gắng sức hạt nhân giúp đo dòng máu đến nuôi tim vào 2 thời điểm nghỉ ngơi và lúc gắng sức. Nó tương tự như bài tập thể lực gắng sức thường quy nhưng những hình ảnh được in thẳng vào ECG. Chất đánh dấu được thêm vào dòng máu, và một camera đặc biệt có thể phát hiện vùng nào của tim nhận máu kém. 

Chụp mạch vành: để thấy dòng máu xuyên suốt trong tim, bác sĩ có thể bơm thuốc cản quang vào các động mạch vành. Đây là kỹ thuật chụp mạch máu. Thuốc cản quang được bơm vào động mạch của tim qua một ống nhỏ và linh hoạt, dẫn thẳng từ một mạch máu, ví dụ ở chân đến thẳng các mạch máu của tim.

Phương pháp này gọi là chụp mạch vành xâm lấn. Thuốc cản quang sẽ phác họa các chỗ hẹp và tắc nghẽn trên hình ảnh x-quang. Nếu bạn có tắc nghẽn đòi hỏi phải điều trị, một bóng có thể luồn vào và bơm bóng để nong ra, làm cải thiện dòng máu đến mác mạch vành. Một ống bằng thép lưới  stent) có thể được sử dụng để duy trì độ mở rộng của mạch máu.

Quét tim (CT Scan): chụp cắt lớp điện toán có thể giúp bác sĩ nhìn thấy các lớp lắng đọng canxi trong động mạch và có thể làm hẹp lòng mạch máu. Nếu một lượng canxi lớn hiện diện, bệnh động mạch vành có thể xảy ra.

Với kỹ thuật chụp mạch vành bằng phương pháp chụp cắt lớp, bạn có thể nhận một lượng cản quang được tiêm vào tĩnh mạch, và tái tạo ra các hình ảnh của các mạch máu tim. 

Điều trị

Điều trị bệnh động mạch vành thường bao gồm thay đổi lối sống, và nếu cần thì thêm thuốc và các phương pháp khác.

Thay đổi lối sống

Cần cam kết để duy trì việc thay đổi lối sống trong một thời gian dài để hướng tới cải thiện các động mạch như:

  • Bỏ hút thuốc lá: điều này rất quan trọng ở nam giới hút thuốc.
  • Ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Giảm cân.
  • giảm stress.

Thuốc

Nhiều thuốc có thể được dùng để điều trị bệnh mạch vành, bao gồm:

  • Nhóm thuốc điều trị mỡ máu: làm giảm lượng cholesterol trong máu, đặc biệt giảm mỡ xấu LDL. Nhóm thuốc này điều trị ban đầu để ngăn ngừa lắng đọng trong mạch máu.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: là thuốc quen thuộc của nhiều người trước đây khi được dùng để điều trị viêm-sốt. Thuốc này được khuyến cáo dùng hàng ngày với liều thấp để ngăn ngừa tạo cục máu đông, từ đó ngăn ngừa tắc nghẽn mạch vành. Nếu bạn từng có cơn đột quỵ tim, thuốc có thể ngăn ngừa tái diễn. Tuy nhiên khi bạn có bất thường về máu như chảy máu, bạn nên hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Nhóm thuốc làm giảm nhịp tim và làm giảm huyết áp: từ đó làm giảm nhu cầu tiêu thụ oxy, giúp tim tránh khỏi hiện tượng làm việc quá sức.
  • Nhóm thuốc làm dãn mạch: có nhiều dạng như viên nhộng, thuốc xịt hay miếng dán có thể kiểm soát cơn đau ngực bằng cách làm dãn các động mạch vành tạm thời.

Các nhóm thuốc làm giảm huyết áp khác có thể giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh động mạch vành.

Phương pháp để hồi phục và cải thiện dòng máu.

Đôi khi những cách điều trị xâm lấn là cần thiết. Chúng bao gồm:

  • Nong mạch máu và đặt ống thông(stent): gọi là phương pháp tái tưới máu mạch vành qua da. Bác sĩ dùng một ống nhỏ dài, dẫn tới chỗ hẹp của động mạch vành. Một sợi dây với một bóng xẹp cũng được dẫn tới chỗ hẹp đó. Khi thổi phồng bóng lên, nó sẽ căng ra và đè dẹt các lớp lắng đọng sát vào thành động mạch và tạo lòng thông thoáng hơn. Một stent sau đó thường sẽ được để lại trong lòng động mạch để giúp duy trì độ thông thoáng. Một số sten có phủ thuốc , lớp thuốc sẽ phóng thích từ từ để ngăn ngừa tích tụ các chất lên nó.
  • Phẫu thuật bác cầu chủ-vành: một cuộc phẫu thuật diễn ra với một đoạn mạch máu lấy từ nơi khác trong cơ thể và nối từ động mạch chủ đến động mạch vành, bỏ qua đoạn hẹp tắc của động mạch vành đó. Phẫu thuật này cho phép dòng máu chảy bỏ qua chỗ hẹp và đến nuôi phần cơ tim đích. Tuy nhiên phẫu thuật này chỉ được dùng khi có tắc quá nhiều động mạch vành.

Thuốc thay thế

Axit béo omega 3 là một axit béo không bão hòa cho phép giảm tình trạng viêm của cơ thể, một yếu tố góp phần hình thành bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây không cho thấy được lợi ích của nó. Cần thêm nhiều nghiên cứu khác để chứng minh.

Các thực phẩm có nhiều omega 3 là cá và dầu cá, cây gai và dầu gai, dầu nành…

Một số chất khác có thê làm giảm huyết áp và cholesterol, 2 yếu tố góp phần hình thành bệnh động mạch vành, bao gồm:

  • Axit alpha linoleic
  • Cây a-ti-sô
  • Lúa mạch
  • Cô ca
  • Tỏi
  • Yến mạch 

Biện pháp tự chăm sóc

Thay đổi lối sống điều trị bệnh động mạch vành

Nếu bạn có những dấu hiệu của bệnh mạch vành, nên đến gặp bác sĩ để được cho các xét nghiệm tìm ra có bệnh hay không. Giải quyết sớm bệnh mạch vành khi vừa mới bắt đầu có thể làm cho đời sống của bạn ít giảm đi chất lượng nhất

Nếu bạn đã có bệnh động mạch vành, thậm chí từng được nong mạch vành đặt stent hay có phẫu thuật bắc cầu; bạn nên chú ý lịch tái khám theo hẹn và dùng thuốc đầy đủ đúng giờ, không được tự ý ngưng thuốc.

Chế độ ăn cũng như sinh hoạt rất quan trọng đến việc phát ra bệnh này. Một chế độ ăn nhiều chất xơ, rau củ, giảm các chất béo động vật, không hút thuốc và hạn chế strees có thể aphòng ngừa được bệnh mạch vành. Tập luyện thể thao đều đặn cũng rất quan trọng trong việc ngừa bệnh.

Bệnh động mạch vành nên được điều trị sớm để tránh những hậu quả nguy hiểm, vì vậy khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi khám để đươc chuẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Hoàng Bình

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình

Khoa: Hô hấp, Mạch máu, Nội tiết, Ngoại lồng ngực

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 32 năm

Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Ngọc Linh

    Bệnh này thì tốt nhất là nên đi khám

    16/10/2017
  • Lê Thị Thương

    Bài viết đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho tôi

    05/10/2017
  • Phạm Ngọc Tuyền

    Mọi người không nên chủ quan với bệnh động mạch vành. Căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đấy.

    21/09/2017
  • Lê Công Minh

    Tôi từ một cơn đau thắt ngực và khó thở và sau đó đi khám đã phát hiện ra mình bị bệnh động mạch cảnh. Ai mà đang mắc bệnh này thì nên điều trị sớm.

    11/09/2017

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...