10 biểu hiện nhận biết nhanh bệnh ảo giác bạn nên biết
Hiện nay không có xét nghiệm hay chẩn đoán nào có thể tìm ra căn bệnh ảo giác. Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện và triệu chứng của bệnh nhân để đưa ra kết luận.
===
Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch
✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.
☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
===
Theo bác sĩ Tuân, để chẩn đoán được bệnh ảo giác, bác sĩ cần dựa trên kinh nghiệm của mình kết hợp với trò chuyện với bệnh nhận để bệnh nhân tự mình bộc lộ các biểu hiện. Để biết được đầy đủ thông tin về ảo giác, bạn có thể xem lại bài viết "Bệnh ảo giác" mà bác sĩ Tuân đã thực hiện.
Các biểu hiện thường thấy giúp nhận biết nhanh bệnh ảo giác:
1. Dần dần cách ly với xã hội, bạn bè
Người trẻ tuổi tăng việc sử dụng thời gian ở trong phòng. Khi tiến triển thành bệnh tâm thần phân liệt, dấu hiệu này thường đi kèm với các triệu chứng như bất động, ngủ lịm vào ban ngày nhưng lại hoạt động nhiều về ban đêm.
Người lớn tuổi hơn có thể giảm giao tiếp với người thân, bạn bè và luôn sợ ai đó làm hại mình. Bệnh tiến triển khiến người bệnh sợ cả thức ăn và nước uống, vì cho rằng mình bị đầu độc bởi những kẻ khủng bố qua những thứ này.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
2. Suy giảm hiệu suất làm việc
Người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý vào công việc, thường biểu hiện rõ ở những người lao động trí óc. Người lao động chân tay không thể dậy sớm và đi làm đúng giờ, họ thường bị phê bình là chậm chạp và công việc không đạt hiệu quả.
3. Bận tâm quá mức tới sự xuất hiện các triệu chứng cơ thể
Những người vị thành niên thường rất bận tâm tới những gì họ cảm nhận. Họ lo lắng về sự tăng cân, có trứng cá ở mặt, sự lôi cuốn ở người khác giới.
Tuy nhiên sự thổi phồng và cường điệu này có thể là một trong những dấu hiệu sớm của tâm thần phân liệt: Họ có thể đứng hàng giờ trước gương, kiểm tra mụn nhọt, tự hỏi về hình dáng mũi hoặc mái tóc của họ.
4. Trầm cảm
Biểu hiện bệnh trầm cảm có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, cảm thấy cuộc sống vô vị, ăn kém ngon miệng và bị rối loạn giấc ngủ.
* Tra cứu thông tin:
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
5. Thay đổi trong hoạt động
Người bệnh có thể bắt đầu cảm thấy suy sụp trong hoạt động, trở nên thờ ơ, luôn cảm thấy mệt mỏi, hầu như suốt ngày nằm trên giường.
Ngược lại, có người bỗng dưng trở nên ít ở nhà, hay đi lang thang đâu đó, trở về với dáng vẻ lôi thôi, lếch thếch, uể oải kiệt sức.
6. Những ý nghĩ và hành vi kỳ lạ
Xuất hiện hoang tưởng, thường được giữ kín tuy nhiên có thể bộc lộ trong hình thức buộc tội kỳ quái chung quanh người bệnh. Chẳng hạn, người chồng tin rằng vợ mình đang muốn phản bội mình, nên đã nhanh chóng trở về nhà, trèo lên mái nhà, trốn trong tủ hay trong phòng ngủ để nhảy ra và bắt người tình tưởng tượng của vợ.
Những lời thanh minh của vợ sẽ càng khiến anh ta tin tưởng vào ý nghĩ của mình. Thậm chí có những cô gái từ chối đi làm vì sợ người ta cho rằng cô là gái điếm, đang cười cô và thậm chí có âm mưu giết hại cô.
Hoang tưởng có thể chi phối hành vi người bệnh, chẳng hạn như từ chối ăn một số thứ mà họ cho rằng đó là có chất độc. Họ nghĩ rằng căn phòng của họ sắp bị nổ tung hay có bẫy, ô tô chạy trên đường là của bọn khủng bố.
7. Rối loạn tư duy
Những biểu hiện của rối loạn tư duy ở người bệnh là thay đổi quan hệ với người thân, tự nhiên mất hết tình cảm với con cái hoặc vợ chồng. Người bệnh có thể nhận thức được điều này, họ thường phàn nàn rằng không có tình cảm như trước đây.
Họ có thể nói về sự mất mát người thân một cách dửng dưng, tuy nhiên lại khóc sướt mướt khi thảo luận một vấn đề không quan trọng. Điều này không có nghĩa nỗi đau buồn thực sự không được cảm nhận mà thực chất nó chỉ không biểu hiện ra thôi.
Đường tư duy bị rối loạn, có những trường hợp bệnh nhân nói nhịp nhanh hoặc nhịp chậm hơn nhịp nói bình thường không logic với cấu trúc ngữ pháp lạ.
8. Ảo giác
Thường gặp nhất đó là những ảo giác lời nói. Họ thật sự nghe được những tiếng nói không có thật và thường là chống lại chúng. Thậm chí có lúc lời nói làm người bệnh nghi ngờ và tăng dần sự xa lánh. Có lúc tiếng nói lại làm họ mỉm cười, tự cười vô duyên cớ.
_____________________________
☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246
☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor
☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
_____________________________
9. Người bệnh cảm thấy mọi thứ đều có ý nghĩa đặc biệt
Họ cho rằng người trên ti vi đang nói những lời hạ thấp họ. Có người cáu giận vì cách đặt cái bàn hoặc đỗ ô tô. Người bệnh cho rằng ý nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình bị ai đó hay một sức mạnh nào đó tạo ra và điều khiển, họ bị chi phối bởi nhiều phương tiện khác nhau (tia vũ trụ, tia lade, ma lực phù phép) và họ ở trạng thái hoàn toàn bị động.
Người bệnh có thời kỳ đứng ngồi không yên kích thích vận động, có người thay đổi hẳn nhân cách và tập tính cũ (từ phong nhã lịch thiệp trở thành người xấu tính, cục tính ăn mặc luộm thuộm cẩu thả).
10. Cảm giác về những bệnh lý cơ thể
Người bệnh cảm thấy sự thay đổi tinh thần liên quan tới một bệnh trầm trọng nào đó. Họ thường tìm đến bác sĩ với những lời than phiền mơ hồ. Họ ăn thường cảm thấy không ngon miệng, dẫn đến sút cân. Sự ngừng hoạt động khiến họ trông như kiệt sức và cũng góp phần gây sút cân. Họ có thể tìm sự nương náu ở thuốc lá hoặc rượu.
Khi nhận thấy bản thân hoặc người thân của bạn đang có các dấu hiệu của bệnh ảo giác, nên tìm đến gặp bác sĩ ngay. Bệnh ảo giác không thể tự khỏi, cần phải có sự can thiệp y tế để khắc phục bệnh. Nếu để càng lâu bệnh sẽ càng trở nên nặng nề hơn. Bạn có thể tham khảo thêm về phương pháp điều trị bệnh tại bài viết: "Cách chữa bệnh ảo giác". Liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị tốt bệnh ảo giác theo số 1900 1246
Bác sĩ khám, điều trị
Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân
Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 7 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược
Kinh nghiệm: 21 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 23 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh
Kinh nghiệm: 15 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 12 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng
Kinh nghiệm: 19 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo
Khoa: Tâm thần
Nơi làm việc: Bệnh viện tuyến Trung Ương
Kinh nghiệm: 11 năm
Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa
Bình luận, đặt câu hỏi