Triệu chứng buồn nôn và nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Triệu chứng buồn nôn và nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Xin chào bác sĩ, tôi là Thu (nữ - 24 tuổi) gần đây tôi thường hay cảm thấy buồn nôn nhiều lần, rất khó chịu và bất tiện. Không biết tôi có đang mắc bệnh gì không? Mong bác sĩ tư vấn và cho tôi lời khuyên. Xin cảm ơn.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

Trả lời:

Chào bạn Thu, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn và xin trả lời như sau: bạn đang mắc triệu chứng buồn nôn và nôn. Nôn ói là dấu hiệu rất bình thường, xảy ra ở nhiều đối tượng, tuy nhiên tiềm ẩn trong đó là nhiều nguy cơ khác mà chúng ta vẫn chưa biết. Dưới đây là một vài điều bạn nên biết về chứng nôn ói vì biết đâu nó đang cảnh báo bệnh nào đó trong cơ thể, nếu không để ý, bạn sẽ vô tình thờ ơ với chính sức khỏe của mình. Liên hệ bác sĩ tư vấn và điều trị theo số 1900 1246

1. Buồn nôn là bệnh gì?

Buồn nôn là một cảm giác rất khó chịu, bạn cảm thấy sóng cuộn trong dạ dày và phía sau họng. Nôn (ói,mửa) chỉ tình trạng khó chịu cực điểm, cơ hoành co thắt từng đợt, làm cho các chất trong dạ dày bị tống ra ngoài theo đường miệng. Thông thường, buồn nôn và nôn thường đi kèm với nhau. Tuy nhiên, có một số trường hợp chỉ cảm thấy buồn nôn mà không nôn hoặc nôn mửa mà trước đó không có bất kì cảm giác buồn nôn nào cả.

2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng nôn và buồn nôn

Một số nguyên nhân thông thường gây nôn và buồn nôn bao gồm:

Ngộ độc thức ăn: Khi thức ăn bị hư hỏng, các vi khuẩn có độc tố bắt đầu phát triển. Nếu bạn ăn những thực phẩm này, vi khuẩn sẽ đi vào cơ thể, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây tiêu chảy và các triệu chứng nôn, buồn nôn

Đau đầu, say tàu xe: Khi bạn đi tàu xe hoặc các phương tiện chuyển động, bạn có thể cảm thấy rất đau đầu, buồn nôn và nôn - chứng say tàu xe. Nguyên nhân là do bộ phận nhạy cảm giữ thăng bằng trong tai bị kích thích khác thường khiến bạn bị mất thăng bằng.

Các nguyên nhân khác có thể gây buồn nôn và nôn bao gồm:

  • Rối loạn sử dụng rượu
  • Sốc phản vệ (ở trẻ em)
  • Chán ăn tâm thần (biếng ăn tâm lý)
  • Viêm ruột thừa
  • Chóng mặt lành tính do tư thế (BPPV)
  • Khối u não (cả ung thư và không phải ung thư)
  • Chứng háu ăn
  • Viêm túi mật
  • Viêm túi mật (túi mật sưng)
  • Hội chứng nôn ói theo chu kỳ
  • Khủng hoảng (trầm cảm)
  • Chóng mặt
  • Ketoacidosis (nhiễm xeton axit: một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị hôn mê, thậm chí dẫn tới tử vong)
  • Nhiễm trùng tai (tai giữa)
  • Ngộ độc thực phẩm
  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Thoát vị giai đoạn
  • Suy tim
  • Sỏi mật
  • Sốt (ở trẻ em)
  • Tràn dịch não (bất thường về não bẩm sinh)
  • Cường cận giáp (parathyroid hoạt động quá mức)
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức)
  • Suy tuyến cận giáp (parathyroid động kém)
  • Thiếu máu cục bộ đường ruột
  • Lách to
  • Tụ máu nội sọ
  • Lồng ruột (ở trẻ em)
  • Viêm loét dạ dày tá tràng (viêm phần đầu của ruột non)
  • Ung thư gan
  • Suy gan
  • Thuốc (bao gồm: Aspirin, thuốc chống viêm, thuốc tránh thai, digitalis, thuốc ngủ và thuốc kháng sinh)
  • Bệnh Meniere (là một rối loạn ở tai trong gây ra những cơn chóng mặt tự phát, cảm giác xoay tròn, kèm theo sự mất thính lực dao động, ù tai, …)
  • Viêm màng não
  • Dị ứng sữa (ở trẻ sơ sinh và trẻ em)
  • Bệnh ung thư tuyến tụy
  • Viêm tụy
  • Loét dạ dày
  • U giả não bộ
  • Hẹp môn vị (ở trẻ sơ sinh)
  • Xạ trị
  • Cơn đau
  • Chấn thương sọ não

Triệu chứng buồn nôn và nôn

3. Những biện pháp tự chăm sóc khi buồn nôn và nôn

Để cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên:

- Uống thật nhiều nước (nếu có thể)

- Bắt đầu tập ăn lại, ban đầu bạn nên ăn những thực phẩm lỏng (cháo,soup), sau đó chuyển dần sang những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tránh sử dụng những thực phẩm nhiều chất béo - chúng sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng cho bạn. Bạn cũng có thể sử dụng gừng / bạc hà- những thực phẩm giúp bạn giảm cảm giác nôn, buồn nôn.

- Tránh ngửi/hít các mùi mạnh (nước hoa).

- Uống thuốc cùng với thức ăn, tuy nhiên, bạn phải xem kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng vì có một số loại thuốc chỉ được uống khi chưa ăn gì.

- Cho cơ thể nghỉ ngơi.

- Nếu bạn buồn nôn vì mang thai, hãy chú ý chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý và dinh dưỡng.

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến khám bác sĩ khi các triệu chứng của bạn kéo dài hơn 1 ngày hoặc bạn xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm:

  • Đau ngực hoặc bụng
  • Nôn ra máu hoặc dịch màu nâu đen
  • Đi ngoài ra máu
  • Sốt cao trên 380C
  • Đau đầu dữ dội, cứng cổ
  • Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
  • Có các dấu hiệu mất nước:
  • Mệt mỏi
  • Khát nước, khô môi, miệng
  • Thường xuyên bị chuột rút
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Lờ đờ, lú lẫn
  • Nước tiểu đậm màu hoặc không có cảm giác buồn đi tiểu suốt 5 tiếng

Gọi bác sĩ và đặt lịch khám ngay lập tứcnếu:

  • Nôn mửa kéo dài hơn 2 ngày đối với người lớn, 24 giờ cho trẻ em dưới 2 tuổi hoặc 12 giờ đối với trẻ sơ sinh
  • Triệu chứng buồn nôn và nôn mửa kéo dài hơn một tháng
  • Giảm cân không lý do đi kèm với buồn nôn và nôn mửa

Nếu bạn Thu cần giúp đỡ, hãy gọi cho Hello Doctor chúng tôi theo số điện thoại: 1900 1246 để đặt lịch khám với các bác sĩ, chúng tôi luôn sẵn lòng được hỗ trợ cho bạn.

Nếu bạn cần hỗ trợ hay có câu hỏi cần gửi tới bác sĩ Hello Doctor vui lòng gửi thông tin tại đây.



Đọc thêm

Triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu nguyên nhân và cách điều trị
Ảo thanh là một triệu chứng nghe tiếng nói trong đầu thường gặp ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Thực chất, nó thường gặp đến mức được xem là một trong...
Chứng co giật cơ môi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy môi của mình bị co giật một cách không kiểm soát được. Thường nguyên nhân phổ biến gây giật cơ môi ở 10...
Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu hai bên thái dương
Chào bác sĩ. Tôi tên là Thu Hương, là nhân viên văn phòng. Thời gian gần đây tôi có tình trạng bị đau đầu hai...
Triệu chứng chán nản kéo dài là dấu hiệu của bệnh gì?
Chào bác sĩ, tôi tên là Ngọc. Tôi thấy một số bệnh như trầm cảm, stress thường có dấu hiệu đó là chán nản. Vậy bác sĩ...
Triệu chứng run tay khó thở
Triệu chứng run rẩy tay chân và khó thở  kết hợp có thể được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, như: rối loạn lo âu, rối...

Đánh giá bài viết Gửi đánh giá

  • Phan Ái Linh

    Nếu bạn bị buồn nôn thì bạn không phải lo lắng quá, bạn chỉ nên đi khám nếu tình trạng này kéo dài và có các triệu chứng khác.

    16/10/2017
  • Nguyễn Hạ Trâm

    Nôn nhiều cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe đấy mọi người ạ, cho nên nếu gặp phải tình trạng này thì nên đi khám bác sĩ cho chắc ăn.

    06/10/2017
  • Trịnh Phượng

    Tôi mấy hôm nay có triệu chứng nôn khan, không biết có phải đang mắc bệnh không nên đã đến khám với các bác sĩ ở phòng khám. Sau khi được các bác sĩ điều trị tôi đã đỡ hơn rất nhiều. Cảm ơn các bác sĩ phòng khám.

    29/09/2017
  • Nguyễn Vân Anh

    Mấy hôm trước tôi bị nôn liên tục, đi khám bác sĩ mới biết bị ngộ độc thực phẩm. May mà đi khám sớm, chứ liều ở nhà chắc nguy to

    22/09/2017
  • Bùi Hoàng Hải

    Tôi bị mắc bệnh sỏi mật và cũng thường xuyên có triệu chứng buồn nôn. Sau khi đọc bài viết này mới biết vì sao mình thường xuyên bị buồn nôn như vậy. Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ bài viết.

    31/08/2017
Xem thêm đánh giá

Đỗ quang vinh (06/09/2019)
Cháu nhà tôi 7 tuổi đêm ngủ cháu tỉnh hay bị buồn nôn dạo gần đây hay bị. Bác sĩ tư vấn cho cháu đi khám về bệnh lý nào ah. Tôi ở cẩm khê- tỉnh phú thọ ah
Mai đình Huế(17/06/2019)
E bị nóng ruột buồn nôn rát hỏng thi bi bệnh gi vậy bác sĩ

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung