Parkinson - liệt rung

Parkinson - liệt rung

Bệnh Parkinson là một rối loạn tăng tiến của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn cơ thể và gây ra cứng cơ bắp.

1. Bệnh Parkinson là gì

2. Triệu chứng của bệnh Parkinson

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

4. Điều trị bệnh Parkinson 

5. Phòng chống bệnh Parkinson

6. Bác sĩ điều trị

7. Chia sẻ của bệnh nhân

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Parkinson là bệnh gì?

Bệnh Parkinson hay còn gọi là bệnh liệt rung là một rối loạn tăng tiến của hệ thần kinh có ảnh hưởng đến sự di chuyển của toàn cơ thể. Bệnh phát triển dần dần, thường bắt đầu với một cơn chấn động gần như không đáng chú ý như rung rất nhẹ ở một bên tay. Mặc dù rung có thể là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh Parkinson nhưng bệnh cũng thường gây tê cứng hay chuyển động chậm và khó khăn. Bệnh Parkinson do một bác sĩ người Anh, sống ở London mô tả lần đầu tiên vào năm 1817, ông tên là James Parkinson. Từ đó trở đi, người ta gọi bệnh này mang tên của ông.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết của bệnh Parkinson

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson khác nhau trên mỗi người. Bệnh Parkinson thường có những biểu hiện rõ ràng ở các giai đoạn muộn của bệnh, vì vậy người bệnh thường phát hiện bệnh khi đã có các biểu hiện như run chân tay, cử động khó khăn, suy giảm nhận thức và trí nhớ,...

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson được thể hiện như sau:

  • Run người: ở giai đoạn nhẹ, tay chân bạn chỉ hơi run nhẹ, điển hình là bắt đầu từ một ngón tay. Nhưng biểu hiện này ngày một tăng dần và xuất hiện nhiều hơn, lan dần xuống chân và toàn thân.
  • Giảm vận động: người bệnh gặp khó khăn khi vận động nên việc vận động sẽ bị giảm xuống.
  • Cơ bắp cứng lại: cơ bắp người bệnh cứng lại, giảm linh hoạt, có thể đau hoặc bị chuột rút.
  • Suy yếu tư thế và thăng bằng: người bệnh khó giữ được thăng bằng và tư thế đứng thẳng, hơi còng lưng xuống.
  • Mất cử động tự động: các cơ của người bệnh không còn linh hoạt như trước
  • Thay đổi giọng nói: giọng nói trở nên khàn, đơn điệu với âm sắc nhỏ dần.
  • Khó khăn khi viết: cử động tay cho việc cầm bút của người bệnh gặp khó khăn
  • Rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ đêm ít, hay gặp ác mộng.
  • Khuôn mặt ít biểu cảm: khuôn mặt bệnh nhân không biểu hiện các cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, ...
  • Táo bón: táo bón là dấu hiệu xuất hiện sớm của bệnh Parkinson.
  • Thay đổi về khứu giác: cảm nhận về mùi kém và không chính xác.

Triệu chứng của bệnh Parkinson

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson

Bạn cần đi khám bác sĩ khi nào?

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bệnh Parkinson - không chỉ để chuẩn đoán tình trạng của bạn mà còn để loại trừ các nguyên nhân khác cho các triệu chứng bạn đang gặp phải.

3. Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson

Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là do có một chất ở trong não gọi là Do-pamin bị thiếu hụt. Đây là một chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh từ tế bào này sang tế bào khác ở bên trong của não, nó giúp cho tế bào não chỉ huy và kiểm soát được các cử động của bắp thịt ở chân tay và ở mặt. Khi bị bệnh Parkinson, những tế bào sản sinh ra chất Dopamin này bị suy thoái và chết dần. Điều này xảy ra ở một phần rất nhỏ của não gọi là chất đen (substantia nigra). Khi thiếu chất Dopamin, não không chỉ huy vận động cơ bắp được như bình thường, gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson.

Một số yếu tố được xem là có liên quan đến việc gây ra bệnh Parkinson:

  • Gen của bạn: Các nhà nghiên cứu đã xác định các đột biến di truyền cụ thể có thể gây ra bệnh Parkinson, nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra, ngoại trừ những trường hợp hiếm gặp với nhiều thành viên trong gia đình cùng bị bệnh Parkinson. Tuy nhiên, một số gen bị biến đổi dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
  • Môi trường gây nên: Tiếp xúc với một số chất độc hoặc các yếu tố môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson sau này, nhưng nguy cơ này cũng tương đối nhỏ.

Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng có nhiều thay đổi xảy ra trong bộ não của người bị bệnh Parkinson, mặc dù không rõ tại sao những thay đổi này lại xảy ra. Những thay đổi này bao gồm:

  • Sự hiện diện của cơ thể Lewy: Các cụm chất có trong các tế bào não là các dấu hiệu vi lượng của bệnh Parkinson. Chúng được gọi là cơ thể Lewy, và các nhà nghiên cứu tin rằng các cơ quan Lewy này là một đầu mối quan trọng về nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson.
  • Alpha-synuclein được tìm thấy trong cơ thể Lewy: Mặc dù nhiều chất được tìm thấy trong cơ thể Lewy, nhưng các nhà khoa học tin rằng có một chất quan trọng được gọi là alpha-synuclein (A-synuclein). Nó được tìm thấy trong tất cả các cơ thể Lewy đưới một hình thức các tế bào không thể phá vỡ. Đây là một điều lưu ý hết sức quan trọng cho các nhà nghiên cứu bệnh Parkinson.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson

  • Tuổi tác: người trẻ tuổi hiếm khi bị bệnh Parkinson. Nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên hoặc muộn hơn, và nguy cơ tăng theo độ tuổi. Người ta thường mắc bệnh ở độ tuổi từ 60 trở lên.
  • Di truyền: bạn có nhiều người thân trong gia đình mắc bệnh Parkinson. Lời khuyên cho nguy cơ này: Nên đi khám thường xuyên để kiểm tra.
  • Giới tính: nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh Parkinson hơn là phụ nữ.
  • Tiếp xúc với chất độc: tiếp xúc với thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu có thể làm tăng nguy cơ bạn bị bệnh Parkinson.

4. Các phương pháp điều trị bệnh Parkinson

Chẩn đoán

Không có xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán bệnh Parkinson. Bác sĩ đã được đào tạo về các tình trạng hệ thống thần kinh sẽ dựa trên tiền sử bệnh của bạn, xem lại các dấu hiệu và triệu chứng, kiểm tra thần kinh và thể chất để chẩn đoán bệnh Parkinson. Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm, chẳng hạn như xét nghiệm máu, để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn.

Điều trị

Bệnh Parkinson không thể chữa được, nhưng thuốc có thể giúp kiểm soát đáng kể các triệu chứng của bạn. Trong một số trường hợp,bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật.

Điều trị bệnh Parkinson

Để điều trị bệnh Parkinson, hiện nay có một số phương pháp thường được sử dụng như sau: 

  • Sử dụng thuốc đặc trị: việc sử dụng thuốc đặc trị đặc biệt phải tuân theo sự chỉ dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Phương pháp phẫu thuật: Kích thích não sâu là thủ thật phổ biến nhất để điều trị bệnh.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thay đổi lối sống. Trong một số trường hợp, liệu pháp vật lý tập trung vào cân bằng và kéo dài cũng rất quan trọng.

Chi phí khám, điều trị bệnh Parkinson là bao nhiêu tiền?

Parkinson là bệnh lý khó phát hiện, phức tạp, cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Bởi vậy không có câu trả lời cụ thể cho chi phí khám, trị liệu bệnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, Hello Doctor muốn nhấn mạnh rằng, để an toàn cho bản thân, KHÔNG tự ý dùng thuốc, hãy gặp bác sĩ  để được khám, chẩn đoán, lên phác đồ, liệu trình thuốc điều trị cho phù hợp càng sớm càng tốt.

5. Phòng chống bệnh Parkinson

Cách phòng bệnh Parkinson ngoài chế độ ăn uống hợp lý, mọi người nên tập thể dục đều đặn, ăn uống hợp lý giúp duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cho phép. Liên hệ bác sĩ để được tư vấn thêm và điều trị theo số 1900 1246

Các thông tin hữu ích khác:

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Lê Thảo

    Có dấu hiệu lập tức đi khám bác sĩ ngay, để nó tiến triển sâu lên sống rất khổ, mà chữa cũng không khỏi.

    16/10/2017
  • Nguyễn Hòa

    Đây là một căn bệnh phổ biến. Tôi khuyên các bạn nên có kiến thức về căn bệnh này để đến lúc nào đó bạn hay người thân của bạn bị bệnh thì biết cách xử lý ra sao.

    05/10/2017
  • Ngô Hạnh Nhân

    Bệnh Parkinson nếu không điều trị sau này nhiều biến chứng lắm. Như bà của tôi đây, càng ngày càng lẫn, còn hay bị ảo giác nữa.

    28/09/2017
  • Cẩm Hường

    Bà của tôi cũng bị mắc bệnh Parkinson, tay chân bà lúc nào cũng run rẩy và nói rất khó nghe. Tôi rất muốn có thể chữa được bệnh cho bà.

    21/09/2017
  • Cao Ngân

    Bệnh Parkinson thực sự khiến cho bố tôi gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Từ một người khỏe mạnh, minh mẫn, bố tôi giờ đây gặp khó khăn khi đi lại và thường bị lú lẫn. Cũng tại gia đình phát hiện muộn nên không điều trị kịp thời. Tôi khuyên mọi người khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh thì nên đi khám sớm, đừng để đến khi quá muộn.

    11/09/2017
Xem thêm đánh giá

Lê Thanh Nhàn (11/01/2018)
Ông tôi hay bị run tay, rất khó khăn trong việc cầm nắm một vật gì đó, đi lại cũng khó hơn. Đi khám bác sĩ Tùng thì bác sĩ bảo ông tôi bị parkinson. Hiện nay, ông tôi vẫn đang trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, sau một thời gian dài điều trị tôi thấy sức khỏe của ông tôi đã có sự tiến triển rõ rệt. Gia đình tôi, ai cũng thấy vui cho ông.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Parkinson
Triệu trứng
Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh Parkinson khá cụ thể,  trở nên rõ rệt hơn về sau như: cơ bắp cứng lại, mất cử động tự động, thay đổi giọng...
Nguyên nhân gây ra bệnh Parkinson là gì
Nguyên nhân
Nguyên nhân bệnh Parkinson là do có một chất ở trong não gọi là Dopamin bị thiếu hụt khiến cho não không chỉ huy vận động cơ bắp được như...
Tập thể dục thể thao giúp chữa bệnh Parkinson
Điều trị
Tập thể dục thể thao không chỉ có tác dụng trong việc phòng chống bệnh Parkinson, mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc điều trị bệnh Parkinson...
Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Parkinson
Điều trị
Để điều trị bệnh Parkinson được hiệu quả thì ngoài việc sử dụng thuốc cùng các biện pháp y tế khác thì bệnh nhân cũng cần có một chế...
Cách điều trị bệnh Parkinson như thế nào
Điều trị
Cách điều trị bệnh Parkinson là không giống nhau ở mỗi người, vìbiểu hiện bệnh ở mỗi người khác nhau. Việc phối hợp các phương pháp với nhau rất cần...
Xem thêm tin liên quan