Mê sảng

Mê sảng

Mê sảng là một tình trạng rối loạn nghiêm trọng về khả năng tâm thần thần. Có nhiều yếu tố tác động để gây nên bệnh như bệnh lí y khoa nặng hoặc mạn tính, những thay đổi cân bằng chuyển hóa (như hạ natri), thuốc, nhiễm trùng, phẫu thuật, hoặc lạm dụng rượu hoặc ma túy.

1. Bệnh mê sảng là gì

2. Triệu chứng của bệnh mê sảng

3. Nguyên nhân gây ra bênh mê sảng

4. Biến chứng của bệnh mê sảng

5. Điều trị bệnh mê sảng

6. Phòng chống bệnh mê sảng

7. Bác sĩ điều trị

8. Chia sẻ của bệnh nhân

1. Bệnh mê sảng là gì?

Mê sảng (tên tiếng Anh là Delirium) là tình trạng rối loạn nghiêm trọng về khả năng tâm thần gây hậu quả tư duy lẫn lộn và giảm nhận thức với môi trường xung quanh. Mê sảng thường khởi đầu nhanh, trong vài giờ hoặc vài ngày.

Bởi vì các triệu chứng của mê sảng và sa sút trí tuệ có thể tương tự nhau, thông tin từ thành viên trong gia đình hoặc người chăm sóc có thể sẽ quan trọng đối với bác sĩ để đưa ra chẩn đoán.

>>>Để biết cách phân biệt bệnh mê sảng và sa sút trí tuệ, tham khảo thêm thông tin về bệnh sa sút trí tuệ tại BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mê sảng

Các dấu hiệu và triệu chứng của mê sảng thường bắt đầu qua vài giờ hoặc vài ngày. Chúng thường biến động trong ngày, và có thể có giai đoạn không triệu chứng. Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn về đêm. Các dấu hiệu và triệu chứng tiên phát gồm có:

Giảm nhận thức môi trường xung quanh

Điều này có thể gây ra:

  • Mất khả năng tập trung vào một chủ đề hoặc đổi chủ đề
  • Bị mắc kẹt vào một ý nghĩ, giảm đáp ứng trả lời với câu hỏi hoặc cuộc đối thoại
  • Dễ dàng bị phân tán bởi những thứ không quan trọng
  • Giảm đáp ứng với môi trường xung quanh

Kĩ năng tư duy nghèo nàn

Điều này có thể biểu hiện qua việc:

  • Giảm trí nhớ, đặc biệt các sự việc gần đây
  • Mất định hướng, ví dụ, không biết mình đang ở đâu hoặc mình là ai
  • Khó nói chuyện hoặc khó lặp lại từ
  • Lời nói thiếu mạch lạc hoặc vô nghĩa
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói
  • Khó đọc hoặc khó viết

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Thay đổi hành vi

Biểu hiện gồm có:

  • Thấy những thứ không tồn tại (ảo giác)
  • Kích động, lo âu hoặc có hành vi gây chiến
  • La hét, rên rỉ hoặc tạo các âm thanh khác
  • Im lặng, đặc biệt ở người lớn tuổi
  • Cử động chậm hoặc lơ mơ
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Đảo ngược chu kì giấc ngủ: ngủ ngày, thức đêm

Rối loạn cảm xúc

Các triệu chứng bao gồm:

  • Lo lắng, sợ hãi hoặc hoang tưởng
  • Trầm cảm
  • Cáu kỉnh hoặc giận dữ
  • Cảm giác hưng phấn
  • Thờ ơ, lãnh đạm
  • Thay đổi cảm xúc nhanh chóng và không thể tiên đoán được
  • Thay đổi nhân cách

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh mê sảng

Các loại mê sảng

Có ba loại mê sảng:

  • Mê sảng tăng động: Đây là loại dễ nhận biết nhất, các biểu hiện bao gồm kích động, lo lắng, thay đổi cảm xúc nhanh chóng hoặc ảo tưởng.
  • Mê sảng giảm động: Biểu hiện có thể có giảm hoạt động, chậm chạp, lơ mơ
  • Mê sảng loại hỗn hợp: Loại này bao gồm các triệu chứng của mê sảng tăng động và giảm động. Người bệnh có thể thay đổi qua lại nhanh chóng các triệu chứng của hai loại này.

Mê sảng và sa sút trí tuệ

Mê sảng và sa sút trí tuệ có thể khó được phân biệt, và một người có thể có cùng lúc hai tình trạng này. Sa sút trí tuệ là quá trình giảm trí nhớ và các kĩ năng tư duy khác do sự giảm chức năng và mất tế bào não. Nguyên nhân thường gặp nhất của sa sút trí tuệ là bệnh Alzheimer. (Để biết thêm thông tin về bệnh Alzheimer, xem thêm tại đây)

Một số sự khác biệt triệu chứng giữa mê sảng và sa sút trí tuệ bao gồm:

  • Khởi phát: Khởi phát của mê sảng xảy ra trong thời gian ngắn, trong khi sa sút trí tuệ thường bắt đầu với các triệu chứng tương đối nhẹ và nặng dần qua thời gian.
  • Sự chú ý: Khả năng tập trung hoặc duy trì chú ý đặc biệt giảm ở mê sảng. Người sa sút trí tuệ ở giai đoạn sớm vẫn còn giữ cảnh giác được. 
  • Sự biến động: Các triệu chứng của mê sảng có thể biến động đáng kể và thường là cả ngày. Trong khi ở người sa sút trí tuệ trí nhớ của họ và các kĩ năng tư duy ở một mức tương đối ổn định trong ngày.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Khi nào cần khám bác sĩ ?

Nếu một người thân, người bạn hoặc người bạn chăm sóc có các dấu hiệu và triệu chứng của mê sảng, hãy dẫn họ đến khám bác sĩ. Các thông tin của bạn về các triệu chứng của họ, cũng như suy nghĩ hoặc các khả năng hàng ngày của họ, sẽ quan trọng để bác sĩ chẩn đoán đúng và tìm ra nguyên nhân.

Nếu bạn nhận ra các dấu hiệu và triệu chứng mê sảng ở người nằm viện, hãy báo cho nhân viên y tế hoặc bác sĩ. Những người lớn tuổi đang hồi phục trong bệnh biện hoặc đang nằm ở nơi chăm sóc y tế dài hạn đặc biệt có nguy cơ cao bị mê sảng.

===

Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

Tư vấn qua CHAT ZALO

===

3. Nguyên nhân gây ra bệnh mê sảng

Mê sảng xảy ra khi tín hiệu đến và đi trong não bị suy giảm. Sự suy giảm này gây ra bởi sự kết hợp nhiều yếu tố làm cho não bị tổn thương và bắt đầu một rối loạn chức năng hoạt động não.

Mê sảng có thể có một hay nhiều nguyên nhân, như tình trạng bệnh lí y khoa và độc tính thuốc. Đôi khi không có nguyên nhân nào được phát hiện. Các nguyên nhân có thể là:

  • Thuốc hay độc tính thuốc
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy
  • Một tình trạng bệnh lí
  • Mất cân bằng chuyển hóa, như hạ natri hoặc hạ canxi
  • Bệnh nặng, mạn tính hay giai đoạn cuối
  • Sốt hoặc nhiễm trùng cấp, đặc biệt ở trẻ em
  • Tiếp xúc độc tố
  • Suy dinh dưỡng hoặc mất nước
  • Mất ngủ hoặc cảm xúc căng thẳng trầm trọng
  • Đau đớn
  • Phẫu thuật hoặc thủ thuật y khoa khác bao gồm thuốc gây mê

Nhiều thuốc hay các phối hợp thuốc có thể gây ra mê sảng, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc ngủ
  • Thuốc trị rối loạn khí sắc, như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Thuốc dị ứng (kháng histamine)
  • Thuốc trị bệnh Parkinson 
  • Thuốc giảm co thắt hoặc co giật
  • Thuốc trị hen

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Sốt cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh mê sảng

Sốt cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh mê sảng

Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh mê sảng

Bất kì tình trạng nào dẫn đến việc nằm viện, đặc biệt là ở đơn vị chăm sóc tích cực hoặc sau phẫu thuật, đều làm tăng nguy cơ mê sảng.

Các tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mê sảng bao gồm:

  • Sa sút trí tuệ, đột quị hoặc bệnh Parkinson 
  • Tuổi già
  • Các đợt mê sảng trước đây
  • Say giảm thị lực hay thính lực
  • Có nhiều vấn đề bệnh lí

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

4. Tác hại và biến chứng của bệnh mê sảng

Mê sảng có thể kéo dài chỉ trong vài giờ hay vài tuần hoặc vài tháng. Nếu vấn đề đi kèm với mê sảng được phát hiện, thời gian hồi phục thường sẽ ngắn hơn.

Mức độ hồi phục tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sức khỏe tâm thần trước khi khởi phát mê sảng. Người bị mê sảng có thể trải qua tình trạng giảm trí nhớ và kĩ năng tư duy đáng kể. Người có sức khỏe rốt có thể hồi phục hoàn toàn.

Người mắc bệnh nặng, mạn tính hay giai đoạn cuối có thể không lấy lại được kĩ năng tư duy hay các chức năng mà họ có trước khi khởi phát mê sảng. Mê sảng ở người bệnh nặng thường dẫn đến:

  • Giảm sức khỏe tổng thể
  • Phục hồi kém sau phẫu thuật
  • Cần được chăm sóc có hệ thống
  • Tăng nguy cơ tử vong, đặc biệt là loại mê sảng giảm động

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

5. Các phương pháp điều trị bệnh mê sảng

Chẩn đoán

Một bác sĩ sẽ chẩn đoán mê sảng dựa trên tiền căn bệnh lí, các xét nghiệm đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần và các dấu hiệu của các yếu tố đi kèm. Các khám nghiệm có thể bao gồm:

  • Đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần. Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá nhận thức, sự tập trung và suy nghĩ. Điều này có thể thực hiện qua giao tiếp, hoặc các xét nghiệm hay các sàng lọc đánh giá tình trạng tâm thần, sự lú lẫn, nhận thức và trí nhớ.
  • Các kiểm tra về thần kinh và thực thể. Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng kiểm tra các dấu hiệu về vấn đề sức khỏe hoặc các bệnh đi kèm. Khám thần kinh như kiểm tra thị lực, cân bằng, phối hợp và phản xạ có thể giúp quyết định liệu đột quị hay bệnh thần kinh gây ra mê sảng.
  • Các xét nghiệm khác. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc các xét nghiệm chẩn đoán khác. Xét nghiệm hình ảnh não bộ có thể được dùng khi một chẩn đoán không thể thực hiện với các thông tin có sẵn.

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Cách khắc phục bệnh mê sảng

Nếu người thân của bạn có nguy cơ bị mê sảng hoặc đang hồi phục tình trạng mê sảng, bán có thể từng bước giúp họ cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Cải thiện thói quen ngủ tốt

Để cải thiện các thói quen ngủ tốt:

  • Cung cấp môi trường yên tĩnh
  • Giữ ánh sáng phù hợp thời gian trong ngày
  • Lên kế hoạch cho thời gian ngủ không bị gián đoạn vào ban đêm
  • Giúp người bệnh giữ thời gian biểu ban ngày thường xuyên
  • Khuyến khích tự chăm sóc bản thân và hoạt động vào ban ngày

Cải thiện sự bình tĩnh và giữ định hướng

Để giúp người bệnh giữ bình tĩnh và định hướng tốt:

  • Cung cấp đồng hồ và lịch và để họ xem chúng suốt trong ngày
  • Trao đổi đơn giản về các thay đổi hoạt động, như thời gian ăn trưa hay tới giờ đi ngủ
  • Giữ các vật dụng hoặc hình ảnh xung quanh ưa thích trở nên quen thuộc, nhưng tránh tình trạng vật để lộn xộn
  • Tiếp cận người bệnh một cách bình tĩnh
  • Xác định chính bạn và các người khác thường xuyên
  • Tránh gây gổ
  • Giữ tiếng ồn ở mức nhỏ nhất
  • Cung cấp và duy trì mắt kính và máy trợ thính

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

Tránh các biến chứng

Giúp tránh các vấn đề y khoa bằng cách:

  • Cho người bệnh uống đúng thuốc và theo một lịch trình
  • Cung cấp nhiều nước và chế độ ăn lành mạnh
  • Khuyến khích hoạt động thể lực thường xuyên
  • Điều trị sớm các vấn đề có thể xảy ra, như nhiễm trùng hay mất cân bằng chuyển hóa

Quan tâm đến người chăm bệnh

Việc chăm sóc thường xuyên cho người bị mê sảng có thể đáng sợ và mệt mỏi. Hãy chăm sóc cả bản thân bạn.

  • Cân nhắc tham gia nhóm hỗ trợ cho người chăm bệnh
  • Học hỏi thêm về tình trạng bệnh
  • Hỏi thêm về các tài liệu giáo dục hoặc các người khác chăm sóc y tế, các tổ chức phi lợi nhuận, dịch vụ y tế cộng đồng và các tổ chức chính phủ
  • Hãy nhờ người trong gia đình

_____________________________

Bác sĩ tư vấn và hẹn khám

☞Tư vấn Miễn Phí qua Điện Thoại:19001246

☞Tư vấn Miễn Phí qua Zalo: Hello Doctor

☞Tư vấn Miễn Phí qua Facebook: Hello Doctor 

  HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

_____________________________

6. Phòng chống bệnh mê sảng

Phương pháp phòng ngừa thành công nhất là nhắm mục tiêu vào các yếu tố có thể khởi phát bệnh. Môi trường bệnh viện là một thách thức, với sự thay đổi thường xuyên phòng bệnh, các thủ thuật xâm lấn, tiếng ồn, ánh sáng yếu và thiếu ánh sáng tự nhiên, có thể làm nặng thêm tình trạng lú lẫn.

Đã có bằng chứng chỉ ra rằng các chiến thuật như cải thiện thói quen giấc ngủ tốt, giúp người bệnh giữ bình tĩnh và định hướng tốt, và giúp ngăn ngừa các vấn đề bệnh lí y khoa hay các biến chứng khác, có thể giúp ngăn ngừa hay làm giảm độ nặng của mê sảng.

Khi tình trạng mê sảng ngày càng trở nên trầm trọng và các biện pháp tự chăm sóc tỏ ra không hiệu quả, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được khám bệnh và điều trị. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor qua số điện thoại 1900 1246 để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ.

Bác sĩ khám, điều trị

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thi Phú

Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thi Phú

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Đại Học Y Dược

Kinh nghiệm: 21 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Trọng Tuân

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần TP Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 23 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Duy

Bác sĩ Lê Duy

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Trung tâm Pháp Y Tâm thần Khu vực TP. Hồ Chí Minh

Kinh nghiệm: 15 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Ngọc Anh Thư

Bác sĩ Vũ Ngọc Anh Thư

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Hello Doctor

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Vũ Thị Lan

Bác sĩ Chuyên khoa II Vũ Thị Lan

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Công Huân

Bác sĩ Chuyên khoa II Phạm Công Huân

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 12 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Viết Chung

Thạc sĩ Nguyễn Viết Chung

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phan Đình Huệ

Bác sĩ Phan Đình Huệ

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần thành phố Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 19 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Phạm Thị Hoài Mai

Bác sĩ Phạm Thị Hoài Mai

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng

Kinh nghiệm: 4 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Thúy Anh

Bác sĩ Nguyễn Thúy Anh

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Tâm thần Hà Nội

Kinh nghiệm: 16 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thị Phương Thảo

Thạc sĩ - Bác sĩ nội trú Lê Thị Phương Thảo

Khoa: Tâm thần

Nơi làm việc: Bệnh viện Bạch Mai

Kinh nghiệm: 11 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Phạm Ngọc Huyền

    Tôi hay ngủ ngày, thức đêm, tôi cũng hay nhìn thấy những thứ không có thật. Ngoài ra những cử động của tôi rất chậm. Tôi có đi khám bác sĩ Tuân thì mới biết mình bị bệnh mê sảng. Qua một thời gian điều trị tôi thấy bệnh tình của tôi đã thuyên giảm phần nào.

    01/02/2018
  • Nguyễn Văn Hải

    Từng bị chứng bệnh này hành hạ một thời gian dài. Cảm giác mỗi đêm về như một cực hình.

    16/10/2017
  • Nguyễn Huy Hoàng

    Nếu các bạn hay người thân của bạn có các triệu chứng như trong bài viết thì hãy đến khám bác sĩ nhé. N ếu để lâu không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đấy.

    05/10/2017
  • Duy Hưng

    Đọc mới thấy bệnh mê sảng không như suy nghĩ trước đây của tôi. Có lẽ tôi nên quan tâm đến sức khỏe của mình hơn để tránh mắc phải những căn bệnh như thế này.

    11/09/2017
Phạm thị Hoan (25/03/2020)
Tôi năm nay 61 tuổi, bị HA cao, thoái hoá xương khớp. Tôi thỉnh thoảng hay ngủ mê nó to và ú ớ, xin bác sỹ tư vấn giúp tôi
Lại thị Lan Anh (11/02/2020)
Chồng tôi bị trầm cảm , đang chữa trị dùng thuốc 5 tháng rồi , tối ngủ hay mớ nói ngọng lung tung ... khó nghe , hầu như ngày nào cũng vậy . Xin Bs tư vấn cho tôi . Trân trọng
Hải (21/02/2020)
Chồng bạn bị mê sảng giống người thân của mình. Mình đã dẫn người thân đi khám và điều trị ở HelloDoctors thấy bệnh tình đã ổn.
Phanphuonganh16012001@gmail.com (14/01/2020)
Chồng tôi trong giấc ngủ hay nói mê sảng linh tinh là triệu trứng của bệnh gì vậy ak. Mong các bác sỹ trả lời giúp ak. Tôi xin cảm ơn ak
Ân (14/01/2020)
Chồng bạn có khả năng bị bệnh mê sảng rồi. Bạn nên đưa chồng bạn đi khám để bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Trần Đức Việt (01/02/2018)
Chào bác sĩ, tôi dạo gần đây rất khó tập trung vào một việc nào đó, tôi còn cảm thấy khó đọc, tôi còn gặp khó khăn trong việc hiểu lời nói của người đối diện. Tôi muốn hỏi bác sĩ có phải tôi đang bị bệnh này phải không ạ.
Hello Doctor (05/02/2018)
Chào bạn Việt, những dấu hiệu của bạn giống bệnh mất ngôn ngữ hơn. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn bạn đang mắc bệnh gì thì bạn nên đi khám bác sĩ. Không nên để tình trạng này kéo dài mà không điều trị.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Bài viết đang được cập nhật...