Lõm ngực

Lõm ngực hay còn gọi là ngực phễu có tên tiếng anh là Pectus Excavatum (PE), là bệnh lý gây biến dạng lồng ngực, gây ra những tác hại lên các bộ phận bên trong lồng ngực và các vấn đề về thẩm mỹ. Lõm ngực hiện tại có thể được điều trị thông qua phẫu thuật.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
- Bệnh lõm ngực là gì?
- Triệu chứng - dấu hiệu - biểu hiện
- Nguyên nhân
- Nguy cơ
- Tác hại- Biến chứng
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Gặp bác sĩ như thế nào?
- Bác sĩ điều trị
1. Bệnh lõm ngực là gì?
Lõm ngực hay còn gọi là ngực lõm có tên tiếng anh là Pectus Excavatum (PE), là 1 loại bệnh gây biến dạng lồng ngực, thể hiện qua tình trạng xương ngực bị chìm vào bên trong. Đối với những trường hợp bị nặng, ngực gần như bị xẻ ra ở vùng trung tâm, hình thành vết lõm sâu, cuối cùng gây cản trở tới các chức năng của tim và phổi.
Lõm ngực thường có thể phát hiện ngay sau khi sinh ra. Hơn 80% trường hợp được xác định rõ ràng trong vòng 1-2 năm đầu đời. Sau đó sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thời kỳ trưởng thành ở tuổi thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì khi đây là thời gian tăng trưởng xương và sụn.
Lõm ngực còn có thể gọi dưới dạng như ngực phễu, ngực lõm. Lõm ngực xảy ra với tỉ lệ 1:300-400 người được sinh ra, phổ biến ở bé trai hơn bé gái với tỉ lệ 3:1. Lõm ngực ở dạng nhẹ sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tự ti, có thể gây ra các rối loạn về tâm lý cùng các tác hại khác (Xem thêm ở bên dưới). Tin vui là lõm ngực hoàn toàn có thể trị liệu tốt thông qua phẫu thuật điều chỉnh vùng ngực.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh lõm ngực
Với nhiều người mắc bệnh lõm ngực, dấu hiệu - triệu chứng duy nhất có thể nhận biết là lồng ngực bị thụt nhẹ vào bên trong. Một số khác có biểu hiện lõm sâu hơn ở tuổi vị thành niên, sau đó trở nên nghiệm trọng khi trưởng thành. Khi chúng ta đứng trước gương nhưng xoay hướng cơ thể 1 góc 90 độ sang trái hoặc phải thì xuất hiện 1 “hố” sâu ngay phần xương ức bị lõm vào trong khiến ngực bạn trở nên kỳ dị.
Các trường hợp nặng của lõm ngực khiến xương ức chèn ép lên phổi và tim qua các dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Giảm khả năng hoạt động mạnh như thể dục thể thao
- Tim đập mạnh, nhanh, nghe rõ tiếng
- Viêm đường hô hấp tái phát
- Thở khò khè hoặc ho nhiều
- Tức ngực
- Mệt mỏi
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lõm ngực
Hiện tại lõm ngực chưa xác định chính xác do nguyên nhân nào, có thể là do yếu tố di truyền khi trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh này.
4. Các nguy cơ mắc bệnh lõm ngực
Lõm ngực xuất hiện nhiều ở các bé trai hơn so với bé gái. Ngoài ra nó thường xuyên xuất hiện ở những người:
- Mắc hội chứng Marfan
- Mắc hội chứng Ehlers-Danlos
- Bị thiếu xương
- Mắc hội chứng Noonan
- Mắc hội chứng Turner
5. Tác hại - Biến chứng của bệnh lõm ngực
Lõm ngực nặng có thể sẽ gây ra các biến chứng bao gồm ép nén tim, phổi; đẩy lệch tim sang một bên. Với lõm ngực nhẹ sẽ gây ra các vấn đề thẩm mĩ.
Vấn đề với tim và phổi
Lõm ngực nặng khiến cho khả năng mở rộng của lá phổi bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến cho khả năng trao đổi dưỡng khí bị ảnh hưởng. Nó cũng đồng thời gây ra tình trạng trái tim bị nén, ép, thậm chí đẩy lệch tim xa sang bên trái, ảnh hưởng tới khả năng co bóp, bơm máu nuôi cơ thể.
Vấn đề về thẩm mĩ
Trẻ em bị lõm ngực có khuynh hướng gập người về phía trước, xương sườn và vai bị loe ra ngoài. Rất nhiều người mắc bệnh lõm ngực tự ti về hình thể, bởi vậy họ thường tránh các hoạt động có thể khiến khiếm khuyết của họ lộ ra như bơi lội hay tránh phải cởi trần.
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
6. Chẩn đoán
Theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Bình, hơn 25 kinh nghiệm trong điều trị bệnh ngoại lồng ngực, lõm ngực thường có thể được chẩn đoán đơn giản bằng cách kiểm tra ngực. Đồng thời, bác sĩ có thể đề nghị một số loại xét nghiệm khác nhau để kiểm tra các vấn đề liên quan đến tim và phổi. Những thử nghiệm này có thể bao gồm:
- Chụp X-quang ngực: Xác định hình dạng và mức lún của xương ức và thường cho thấy tim bị di chuyển về bên trái ngực. X-quang không đau và chỉ mất vài phút để hoàn thành.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Chụp CT có thể được sử dụng để giúp xác định mức độ nghiêm trọng của Lõm ngực và liệu tim hoặc phổi có đang bị nén hay không. CT scan lấy nhiều tia X từ nhiều góc độ khác nhau để tạo ra các hình ảnh cắt ngang cấu trúc bên trong của cơ thể.
- Điện tâm đồ: Điện tâm đồ có thể cho biết nhịp tim là bình thường hay bất thường (không đều, khi nhanh khi chậm, quá nhanh…), . Thử nghiệm này là không đau đớn, được thực hiện thông qua máy điện tâm được gắn vào cơ thể bằng các chất kết dính.
- Siêu âm tim: Siêu âm tim có thể hiển thị các hình ảnh thời gian thực về tim và van tim của bạn hoạt động như thế nào. Các hình ảnh được tạo ra bằng cách truyền sóng âm thông qua thiết bị được ép vào ngực.
- Kiểm tra chức năng phổi: Những loại xét nghiệm này đo lường lượng khí phổi của bạn có thể giữ được tối đa (hít sâu) và tốc độ bạn có thể xả trống các phế nang (thở mạnh ra).
- Thử tập thể dục: Thử nghiệm này theo dõi xem tim và phổi của bạn có hoạt động tốt như thế nào trong khi bạn tập thể dục, thường là trên xe đạp hoặc máy chạy bộ.
7. Điều trị
Lõm ngực có thể được phẫu thuật chỉnh hình. Nhưng phẫu thuật thường được dành riêng cho những người có dấu hiệu và triệu chứng vừa đến nặng. Những người có dấu hiệu và triệu chứng nhẹ có thể được trợ giúp bằng liệu pháp vật lý. Một số bài tập có thể cải thiện tư thế và tăng mức độ mà ngực có thể mở rộng.
8. Chuẩn bị khi gặp bác sĩ điều trị bệnh lõm ngực
Đối phó và hỗ trợ
Hầu hết thanh thiếu niên đều muốn cơ thể mình bình thường, giống như bạn bè của họ. Vì thế những người trẻ tuổi mắc bệnh lõm ngực gặp rất nhiều phiền toái và mặc cảm. Trong một số trường hợp, tư vấn là cần thiết để họ có các kỹ năng đối phó tổng thể.
Chuẩn bị cho cuộc hẹn của bạn với bác sĩ
Nếu bạn hoặc con của bạn bị lõm ngực, trước tiên bạn có thể thảo luận vấn đề với bác sĩ thân quen hay bác sĩ riêng. Họ có thể giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên về phẫu thuật nhi khoa hoặc ngực.
Bạn có thể làm gì?
Bạn nên viết một danh sách bao gồm:
- Mô tả chi tiết các dấu hiệu và triệu chứng
- Thông tin về các vấn đề y tế trong quá khứ
- Thông tin về các vấn đề y khoa phổ biến trong gia đình bạn
- Tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn hoặc con bạn dùng nếu có
- Các câu hỏi bạn muốn hỏi bác sĩ, bao gồm những phương pháp điều trị nào có sẵn
- Những gì bạn mong đợi từ bác sĩ
Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi sau đây:
- Các dấu hiệu và triệu chứng này bắt đầu khi nào?
- Gần đây họ đã xấu đi không?
- Có ai khác trong gia đình bạn có vấn đề tương tự không?
==
Tư vấn và khám bệnh:
✍ Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy
==
Bác sĩ khám, điều trị

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bình
Khoa: Ngoại lồng ngực, Nội tiết, Mạch máu, Hô hấp
Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy
Kinh nghiệm: 33 năm
Vị trí: Trưởng khoa Ngoại Lồng Ngực - Mạch máu
Bình luận, đặt câu hỏi