Co giật

Co giật

Co giật là một rối loạn thần kinh-cơ thường gặp, tần suất xuất hiện từ 3-5%. Theo định nghĩa y khoa, đây là một triệu chứng gợi ý tình trạng rối loạn chức năng não kịch phát không tự ý. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị co giật như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

===

Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:

Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Bác sĩ Lê Thành Nhân

===

1. Triệu chứng của bệnh co giật

Bản thân co giật vốn đã là một triệu chứng. Tuy nhiên, đôi khi người ta cũng gọi nó là hội chứng co giật, do khi co giật người bệnh thường kèm theo các triệu chứng như:

  • Giảm hay mất tri giác
  • Các vận động bất thường
  • Rối loạn hành vi, cảm giác
  • Rối loạn hệ thần kinh tự chủ như: Tăng tiết nước bọt (sùi bọt mép), rối loạn tiêu tiểu.

2. Các loại co giật

Co giật toàn thân:

Đây là dạng co giật thường gặp nhất,  người bệnh thường co giật cả người,thường kèm theo:

  • Sùi bọt mép
  • Trợn hoặc nhắm kín mắt

Sau cơn, người bệnh thường mất trí nhớ trong cơn. Điều này có nghĩa là người bệnh sẽ không nhớ được những việc xảy ra khi họ co giật. Tùy theo nguyên nhân mà sau cơn co giật người bệnh có thể tỉnh táo hoàn toàn hoặc lừ đừ.

Co giật một phần cơ thể:

Co giật một phần cơ thể còn gọi là cơn co giật cục bộ. Ở dạng này, co giật thường xảy ra ở một phần cơ thể. Bất kỳ phần nào cũng có thể xảy ra, nhưng thường nhất là ở:

  • Tay
  • Chân
  • Mặt
  • Mắt: Đây là dạng hiếm gặp hay còn gọi là nystagmus. Trong tình trạng này, người bệnh thường sẽ có các cơn rung giật nhãn cầu. Tùy nguyên nhân mà rung giật có thể theo chiều ngang, hoặc chiều lò xo.
  • Ngoài ra, còn có một số loại động kinh khác do tổn thương thùy thái dương, người bệnh sẽ có các dạng co giật cục bộ khá đặc biệt. Đó là tình trạng mất, thay đổi khướu thính giác tạm thời.

Rung giật bó cơ:

Y khoa còn gọi là máy cơ. Tình trạng này khác với co giật cục bộ ở chỗ, rung giật bó cơ thường lành tính. Người bệnh sẽ chú ý thấy một bó cơ nhỏ trên cơ thể của mình bị run giật. Nguyên nhân hầu hết là do vô căn và chúng có thể xuất hiện ở bất cứ phần nào trên cơ thể.

3. Nguyên nhân gây co giật

Nguyên nhân ở Trẻ em:

  • Sốt cao co giật: đây nguyên nhân hàng đầu gây co giật ở trẻ em, thường xuất hiện ở trẻ từ 18-36 tháng tuổi. Đây là tình trạng hoàn toàn lành tính. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt và phát triển trí tuệ bình thường
  • Thiếu oxy não, vàng da nhân não
  • Các tổn thương hay khiếm khuyết do bất thường bẩm sinh ở não
  • Não úng thủy
  • Nhiễm virus như Tay chân miệng.

Các nguyên nhân dưới đây còn có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em:

  • Động kinh: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây co giật ở người lớn. Tỷ lệ mới mắc trung bình hàng năm là 20-70 người trong 100.000 dân. Bệnh thường khởi phát lúc trẻ, khoảng 50% người bệnh. Tuổi càng lớn thì tỷ lệ bệnh động kinh càng thấp, nhưng đến tuổi 60 trở lên thì tỷ lệ động kinh lại tăng lên. Tỷ lệ bệnh ở cả nam và nữ bằng nhau. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh Động Kinh TẠI ĐÂY.
  • Rối loạn thần kinh thực vật: tên gọi khác là Historia. Ở người lớn, nguyên nhân này khá phổ biến, đặc biết ở phụ nữ từ 15-40 tuổi. Tình trạng co giật thường xảy ra ngay sau khi người bệnh bị kích động hoặc có sự thay đổi đột ngột về cảm xúc. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật mời bạn tham khảo TẠI ĐÂY.
  • Ngộ độc hóa chất, chất độc
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Xuất huyết não- màng não:
  • Rối loạn chuyển hóa : Hạ đường huyết, hạ canxi máu
  • U não
  • Di chứng tai biến mạch máu não

Cơ chế gây ra co giật

Cho tới hiện tại cơ chế chính xác gây ra co giật vẫn chưa xác định được. Để các bó cơ vận động, các nơ ron thần kinh phát tín hiệu vào hệ thần kinh cơ. Khi quá trình này có sự sai lệch sẽ dẫn đến co giật.

Các thông tin sai lệch này có thể do các tế bào thần kinh chết phóng ra, rối loạn chuyển hóa gây ra  hoặc các vùng não tổn thương phát tín hiệu sai lệch.

4. Cách điều trị bệnh co giật

a/ Chẩn đoán bệnh co giật

Hình ảnh học:

  • X-quang sọ: thường được chỉ định sau chấn thương để xác định có vết nứt vỡ xương sọ và các nhóm xương mặt hay không
  • MRI: thường được chỉ định để xác định khối u não
  • CTSCAN: thường được chỉ định trong xuất huyết não, di chứng mạch máu não
  • Điện não đồ: các hình ảnh gợi ý các dạng sóng não bất thường giúp xác định chẩn đoán Động kinh
  • Điện cơ: Thường được chỉ định trong co giật cục bộ
  • Siêu âm thóp: chỉ được chỉ định ở trẻ em. Do khi bé nhỏ, các xương thóp chưa đóng nên người ta vẫn có thể thăm dò các cấu trúc trong não của bé thông qua Siêu âm thóp

Xét nghiệm máu:

  • Đường huyết
  • Điện giải đồ
  • Định lượng nồng độ canxi máu, Magie máu

Chọc dò dịch não tủy

b/ Điều trị

Điều trị cắt cơn

Chủ yếu là dùng thuốc, các thuốc diazepam, phenytoin hoặc phenol barbital là các lựa chọn hàng đầu để cắt cơn co giật

Điều trị nguyên nhân:

- Thuốc

  • Truyền Glucose hoặc Natri clorid: đối với các trường hợp rối loạn đường huyết, điện giải.
  • Thuốc chống động kinh: cho các trường hợp động kinh
  • Kháng sinh: đối với các trường hợp Nhiễm trùng thần kinh trung ương
  • Thuốc an thần: dành cho các trường hợp hysteria, rối loạn thần kinh thực vật

- Phẫu thuật:

Phẫu thuật thường áp dụng cho u não, xuất huyết não gây tăng áp nội sọ, não úng thủy…

- Các phương pháp khác:

  • Chế độ ăn ceton dành cho người bị động kinh
  • Thiền: đặc biệt hiệu quả đối với người bị co giật do Rối loạn thần kinh thực vật, Hysteria

Bài viết tham khảo thêm: 

Bác sĩ khám, điều trị

Nguyễn Tường Vũ

Thạc sĩ-Bác sĩ Nguyễn Tường Vũ

Khoa: Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 28 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Lê Thành Nhân

Thạc sĩ - Bác sĩ Lê Thành Nhân

Khoa: Tâm thần, Nội thần kinh

Nơi làm việc: Bệnh viện Chợ Rẫy

Kinh nghiệm: 7 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa

Nguyễn Văn Hào

Thạc sĩ Nguyễn Văn Hào

Khoa: Cơ xương khớp, Nội thần kinh, Ngoại thần kinh

Nơi làm việc: Phòng Quân y – Bộ Tư lệnh Pháo binh

Kinh nghiệm: 22 năm

Vị trí: Bác sĩ chuyên khoa cấp 2

Đánh giá, chia sẻ Gửi đánh giá

  • Nguyễn Thị Huệ

    Bé nhà tôi cũng có lần bị co giật đi kèm với sốt. Tôi rất lo lắng, tôi mới đưa bé đi khám thì bác sĩ bảo do bé sốt cao nên mới dẫn đến tình trạng co giật. Tình trạng này không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé. Lúc này tôi mới bớt lo hẳn. Sau khi bé hết sốt thì không còn thấy bị co giật nữa.

    22/02/2018
  • Nguyễn Thị Lệ

    Trước đây đứa cháu của tôi cũng bị co giật vì sốt cao quá, gia đình phải đưa đi cấp cứu gấp. Cũng may là đưa lên viện kịp thời nên không quá nghiêm trọng

    21/02/2018
Nguyễn Anh Nghĩa(15/02/2020)
Tôi có người thân bị tại nạn xe máy và bị chấn thương sọ não cách đây khoảng 20 năm. Khoảng 2 năm nay thì thường xuyên bị co giật và hiện tại thì đã đi khám, dùng thuốc DEPAKINE cùng các loại thuốc bổ não.... nhưng hiện tượng co giật vẫn xảy ra... Vậy tôi xin hỏi:
-Có thể chữa để chấm dứt việc co giật được không,...???
-Thường xuyên phải ăn uống sử dụng gì để tránh co giật,...???
-......................................???
-
Châu (19/02/2020)
Bạn dùng thuốc mà hiện tượng co giật vẫn xảy ra thì nên đi khám bác sĩ để bác sĩ khám lại.
Tài Phan Anh (14/06/2018)
Tay chân cháu nó cứ bị co lại,cứ mỗi lần tay chân cháu co lại là từ 15-30s,có khi nó co rút cả người lại,cháu có đi khám thì bác sĩ nói chuyển cháu qua bệnh viện tâm thần để khám,như vậy là cháu bị gì vậy ạ,cháu muốn cách chữa trị tại nhà ạ
Ngoc Lan (31/03/2018)
Ngày nhỏ chị gái cháu bị sốt cao co giật. Gd cháu đã đưa đi chữa khỏi nhưng vì giật nhiều nên bị tật nửa người và k nói được. Từ 10 tuổi trở đi c k bị giật nữa. Nhưng nay 35 tuổi c lại có hiện tượng co giật lại. Sùi bọt mép. K thở đc. Mắt trợn ngược lên vài phút. Gd rất lo sợ. Mong đội ngũ bác sĩ cho cháu lời khuyên nên làm gì để giúp c khỏi bệnh được ạ..
Hello Doctor (03/04/2018)
Chào bạn Lan, gia đình bạn cần đưa chị đi khám bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh động kinh, u não hay vì một nguyên nhân bệnh lý khác. Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ra co giật, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị thích hợp cho chị của bạn.
Trần Hà Duy (22/02/2018)
Anh trai tôi thỉnh thoảng bị lên cơn co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược. Gia đình có đưa anh tôi đi khám thì được biết anh tôi bị bệnh động kinh. Kể từ khi bị bệnh này tình trạng sức khỏe của anh tôi ngày càng giảm sút. Thêm nữa cái mà khiến cho gia đình tôi sợ nhất đó chính là mỗi lần lên cơn co giật anh ý còn hay cắn vào lưỡi. Vì vậy gia đình tôi rất là lo lắng chỉ sợ anh ấy tự làm tổn thưởng chính mình.

Bình luận, đặt câu hỏi

Các thông tin cá nhân của bạn sẽ không bị công khai

Nội dung

Đọc thêm

Nguyên nhân bị co giật cơ khuỷu tay và cách phòng ngừa
Co giật
Co giật cơ khuỷu tay - hay hiệu ứng "giật điện" là hiện tượng do cơn va đập kích thích dây thần kinh trụ dưới khuỷu tay...
Cơ bắp tay bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Co giật
Giật cơ bắp tay là một trong những rối loạn thần kinh - cơ rất thường gặp. Nó xảy ra khi quá trình dẫn truyền tín hiệu trên sợi thần kinh điều khiển hoạt...
Hiện tượng Cơ bị co giật - Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Co giật
Đôi khi bạn phát hiện tay chân của mình tự nhiên run giật liên tục mà không gây đau đớn, ngứa ngáy hay bất kỳ triệu chứng nào...
Co gật cơ mặt ở trẻ em là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
Co giật
Co giật cơ mặt là những cơn co thắt không kiểm soát được ở mặt, chẳng hạn như chớp mắt nhanh hoặc nheo mũi. Một số rối loạn co giật này có thể gây ra...
Co giật cơ mặt liên tục
Co giật
Co giật cơ mặt liên tục – hầu hết chúng ta ai cũng đã từng nghe qua hoặc có thể đã từng một vài lần trải qua cảm giác này. Co giật cơ...
Xem thêm tin liên quan